Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn, em còn được tham gia một số công việc khác, kết quả được trình bày ở bảng 4.14. dưới đây.
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện một số công tác khác
TT Nội dung Số lượng
(con)
Kết quả
thực hiện Tỷ lệ
1 Chuyển nái cai sữa sang chuồng bầu 75 75 100 2 Chuyển lợn con cai sữa về chuồng cai 767 767 100
3 Thiến lợn 376 370 98,40
4 Mài nanh, cắt đuôi 825 825 100
5 Tiêm Previron 774 774 100
6 Bấm tai 774 774 100
7 Chuyển nái mang thai sang chuồng đẻ 134 134 100 8 Chuyển lợn cai sữa sang chuồng thịt
(chuồng dự án) 63 63 100
Kết quả bảng 4.14. cho thấy: trải qua quá trình thực tập, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều. Cụ thể tại chuồng đẻ và chuồng dự án, em đã chuyển 75 con lợn nái cai sữa sang chuồng bầu, chuyển 767 con lợn con cai sữa xuống chuồng cai sữa, thiến 370 lợn con (đạt 98,40%), mài nanh và cắt đuôi cho 825 lợn con (đạt 100%), tiêm Previron cho 774 lợn con (đạt 100%), bấm tai cho 774 lợn con (đạt 100%). Tại chuồng bầu, em đã chuyển 108 con lợn nái mang thai sang chuồng đẻ, hỗ trợ phối giống 9 lần (100% lợn đậu thai). Tại chuồng dự án, em đã chuyển 63 con lợn cai sữa sang chuồng thịt, chuyển 26 con lợn nái mang thai qua khu đẻ. Qua đó, em thấy tự tin và vững vàng hơn về chuyên môn cũng như tay nghề, đây là những kinh nghiệm cơ sở rất hữu ích cho công việc sau này của em.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Qua thời gian thực tập tại Công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh, em xin đưa ra một số kết luận như sau:
* Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn:
- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 575 lợn nái mang thai; 55 lợn nái nuôi con; 648 lợn con theo mẹ. Tại chuồng dự án, đã chăm sóc cho 791 lợn Móng Cái.
- Thực hiện đỡ đẻ cho 55 lợn nái, tiêm Previron cho 774 con, bấm tai 774 con, mài nanh và cắt đuôi 825 con.
* Về công tác phòng bệnh:
- Thực hiện quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng tuần theo quy định. - Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại, tỷ lệ an toàn đều đạt 100%.
* Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:
- Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là 5 nái (chiếm 9,09%), điều trị khỏi 4 con (đạt 80%). Lợn nái bị sót nhau là 2 con (chiếm 3,64%), điều trị khỏi 2 con (đạt 100%).
- Lợn con theo mẹ mắc bệnh suyễn là 36 con, điều trị khỏi 31 con (đạt 86,11%); mắc bệnh tiêu chảy là 58 con, điều trị khỏi 55 con (đạt 94,83%).
- Đối với đàn lợn Móng Cái: mắc bệnh suyễn là 127 con, điều trị khỏi 118 con (đạt 92,91%); mắc bệnh tiêu chảy là 83 con, điều trị khỏi 76 con (đạt 91,57%); mắc bệnh viêm khớp là 23 con, điều trị khỏi 21 con (đạt 91,30%).
* Những chuyên môn khác đã học tập được tại trại:
Thiến lợn đực, hỗ trợ phối giống, trộn thuốc định kỳ cho đàn, chăm sóc đàn lợn nái và lợn Móng Cái (cho ăn, dọn dẹp vệ sinh, tắm chải cho lợn mẹ,...).
5.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại, em có một số đề nghị như sau:
- Cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ đúng kỹ thuật để giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường sinh sản ở lợn nái.
- Đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở vật chất – kỹ thuật đối với chuồng nuôi giữ giống gốc quốc gia để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao năng suất của đàn.
- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2.Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông
nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
4.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất
lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình
sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Dwane R., Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để
có hiệu quả, Nxb Bản đồ.
8.Nguyễn Văn Đức (2006), Nguồn gen giống lợn Móng Cái, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
9.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012),
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr.398 - 407.
10. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003),
Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr\4452.
13. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Văn Năm (2013), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 16.John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
19.Hoàng Thị Phi Phượng, Phạm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Thúy, Trần Thanh Huyền (2013), “Ảnh hưởng của chế phẩm bột
Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ”, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương.
20. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.
21. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23.Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan (2002),
Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ
25. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
26. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A., (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university
press, pp. 40 - 57.
27. Taylor D.J., (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University, U.K,
pp. 315 - 320.
28. Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A.N., (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Ảnh 1: Chuẩn bị lồng úm lợn con Ảnh 2: Tra cám cho lợn mẹ