Phân tích kế hoạch sản xuất kinhdoanh của cơ sở

Một phần của tài liệu Chế biến và kinh doanh trà sữa đài loan tại điện biên sau khi thực tập tại đài loan (Trang 29 - 32)

Kế hoạch sản xuất là việc Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy với vai trò là người quản lý doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, Ban giám đốc cần phải xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nếu kế hoạch kinh doanh đó được xây dựng, thực hiện và được kiểm soát thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất tốt đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một kế hoạch chi tiết mô tả quá trình kinh doanh, định hướng thực hiện công việc của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là cơ sở để đánh giá việc kinh doanh đạt hiệu quả như thế nào và có triển vọng phát triển và thành công trong tương lai hay không.

Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh:

- Trợ giúp nhà quản trị trong việc phối hợp hoạt động, công việc và sự nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.

- Làm gia tăng sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

- Giảm thiểu các hoạt động trùng lặp và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

22

- Thiết lập được các tiêu chuẩn chuẩn mực, tạo điều kiện cho công tác đánh giá kiểm tra đạt hiệu quả.

Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh:

- Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Căn cứ vào dữ liệu sơ cấp từ việc điều tra nghiên cứu tự trường.

- Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác.

Các phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu mà thực tế các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng các phương pháp khác nhau để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

-Phương pháp cân đối:

Bước 1: Xác định khả năng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phương pháp tỷ lệ cố định

Theo phương pháp này, nhà quản trị phải tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo một tỷ lệ được xác định trong năm báo cáo trước đó. Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng tính chính xác không cao, nên sử dụng trong trường hợp sản xuất kinh doanh sản phẩm không đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian thực hiện ngắn.

-Phương pháp xây dựng kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động Theo phương pháp này việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cần được xem xét kèm theo một số yếu tố tác động trực tiếp/ gián tiếp như:

23

Tổng sản phẩm quốc dân, mức cung ứng tiền tệ, sự phát triển về dân số, nhóm tuổi, giới tính, hành vi mua sắm, thói quen trong cuộc sống; các yếu tố chính trị, pháp luật.

-Phương pháp lợi thế vượt trội.

Phương pháp này đòi hỏi nhà lãnh đạo khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cần xem xét khai thác các lợi thế vượt trội để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

-Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy)

Người lập kế hoạch cần phải phân tích kỹ 6 vấn đề: Sức hấp dẫn của thị trường; Tình hình cạnh tranh; Hiệu quả hoạt động đầu tư; Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp; Đặc điểm của doanh nghiệp; Phân tích sự thay đổi.

-Phương pháp phân tích chu kì sống của sản phẩm

Cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kì sống để lập kế hoạch sản xuất phù hợp; vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.

Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả:

Kế hoạch sản xuất kinh doanh được thực hiện xuyên suốt trong cả một quá trình, chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy vai trò quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi, phân tích, đánh giá và có sự điều chỉnh của nhà quản trị là điều hết sức cần thiết. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, đòi hỏi kết hợp ở người lãnh đạo rất nhiều tố chất như vững vàng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; sự nhạy bén, tầm nhìn sâu rộng, sự quan sát, phân tích đánh giá tỉ mỉ,…. Hiện nay giải pháp dùng phân miềm quản lý được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng để hỗ trợ cho việc quản lý của mình.

24

2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất kinh doanh tại cơ sở.

- Các công nghệ chế biến: Là khâu quan trọng nên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến cách cân đo phối trộn đúng công thức đã được thử nghiệm trước, sử dụng các cân điện tử, máy trộn. Để thành phẩm có chất lượng đồng đều và đúng tiêu chuẩn.

- Công nghệ sản xuất: Sau khi phối trộn sử dụng các máy dập khuôn tạo hình, lò nướng, lò hấp làm chín xong đến công đoạn bơm nhân bánh bằng máy, cuối cùng đến công đoạn đóng gói, dán team bằng dây chuyền tự động, để có thành phẩm cuối cùng.

- Công nghệ bảo quản: Tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đến thành phẩm sau khi hoàn thành đều được bảo quản theo phương pháp làm lạnh bằng phòng lạnh, phòng đông tiêu chuẩn và hiện đại.

- Máy test kiểm tra thực phẩm để phát hiện các dị vật lạ…

- Ưu điểm: Tính tiện lơi, dễ sử dụng, tăng hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Bài học kinh nghiệm rút ra khi áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Chế biến và kinh doanh trà sữa đài loan tại điện biên sau khi thực tập tại đài loan (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)