Quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở

Một phần của tài liệu Chế biến và kinh doanh trà sữa đài loan tại điện biên sau khi thực tập tại đài loan (Trang 32)

- Quá trình tạo ra sản phẩm chia làm hai khâu * Khâu đầu tiên có năm bước.

+ B1: Phát hiện ý tưởng. Đề xuất ra nhiều ý tưởng lựa chọn ý tưởng tốt nhất. + B2: Hiểu khách hàng. Khách hàng thích gì ghét gì ở những sản phẩm tương tự họ đang dùng. Từ đó hiểm rằng sản phẩm của chúng ta cần tập trung vào điểm gì.

+ B3: Yêu cầu sản phẩm. Nhóm thiết kế dịch ngôn ngữ nói (nhu cầu) sang ngôn ngữ kỹ thuật (các yêu cầu về chất lượng và thông số cụ thể).

25

+ B4: Thiết kế sản phẩm. Cụ thể hóa hình hài, chức năng sản phẩm đã được chọn đi vào thiết kế chi tiết.

+ B5: Thử nghiệm chỉnh sửa. Là khâu phát hiện sai sót, lỗi nhằm kịp thời sửa chữa.

* Khâu cuối cùng có ba bước.

+ Sản xuất thử nhằm mục đích: Xem dây chuyền sản xuất đã ổn chưa, còn gì cần phải khắc phục, có cần thay đổi thiết kế để tối ưu hóa dây chuyền không.

+ Triển khai công bố sản phẩm ra thị trường. Nó bao gồm kế hoạch marketing, PR, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ trực tiếp cho việc bán hàng.

+ Hỗ trợ khách hàng tư vấn, phản hồi ý kiến nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, tạo giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh.

- Điểm khác biệt trong các sản phẩm đó là sản phẩm đa dạng về chủng loại, đẹp mắt nhưng vẫn tạo được vị riêng khi thưởng thức.

Bài học là trước khi đưa ra thị trường cần trải qua các quá trình nghiên cứu, đánh giá, thử nghiệm để có được sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.

2.3.6 . Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm.

- Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

- Là luồng hàng vật chất được chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm.

Gồm 2 kênh tiêu thụ chính là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp Vì Family là nhà phân phối độc quyền của công ty thực phẩm Bình Vinh nên các sản phẩm của công ty chỉ được phân phối cho Family và sản phẩm sẽ được Family đưa vào các chuỗi của hàng tiện lợi của Family để tiêu thụ. Cho nên kênh tiêu thụ trực tiếp là kênh tiêu thụ mà công ty sử dụng để đưa sản phẩm tới tay khách hàng.

26

+ Kênh tiêu thụ trực tiếp

 Doanh nghiệp trực tiếp phân phối sản phẩm tới tay khách hàng mà không cần qua khâu trung gian nào.Với hình thức này doanh nghiệp kiêm luôn nhà bán hàng, họ sử dụng các chuỗi siêu thị giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Có rất nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm ,tùy vào doanh nghiệp kinh doanh mà lựa chọn kênh thiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với cơ sở KD đó.

Những điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

- Giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, DN thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thị trường từ đó hiểu rõ nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả giúp DN có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng.

- Có hệ thống Family Mart làm nhà phân phối độc quyền, giúp cho quá trình phân phối sản phẩm tới tay khách hàng dễ dàng và tiện lợi hơn.

- Tạo được uy tín cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất ra.

Bài học kinh nghiệm:

-Quan sát thị trường, lựa chọn kênh tiêu thụ sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để tạo hiệu quả tốt nhất.

-Cần nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

-Phải có các chiến lược cụ thể để nắm bắt được thời cơ, cơ hội và tránh được những nguy cơ rủi ro trong quá trình sả xuất kinh doanh.

27

PHẦN 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Tên ý tưởng: Chế biến và kinh doanh trà sữa Đài Loan tại Điện Biên sau khi thực tập tại Đài Loan.

3.1.Giá trị cốt lõi của ý tưởng.

- Điểm khác biệt:

+ Sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài cũng là nơi có trà sữa phát triển mạnh trên thế giới.

+ Điểm khác biệt của cơ sở trà sữa đang xây dựng chính là: 100% nguyên liệu pha chế là tự chế biến không có thành phần Siro.

3.2. khách hàng.

3.2.1. Khách hàng mục tiêu.

Cung cấp cho tất cả các khách hàng có nhu cầu sửa dụng trà sữa: người già, người trẻ …

Phân khúc khách hàng:

I II III

Sơ đồ 3.1. Phân khúc khách hàng.

-Phân khúc khách hàng I: Đây là khác hàng tiềm năng chiếm khoảng 80%- 90% thành công của nhà kinh doanh nên cần đươc quan tâm nhất vì:

+ Dưới 18 tuổi: Chủ yếu là học sinh được bố mẹ chu cấp tiền ăn vặt. Phân khúc khách hàng

28

+ Từ 18 tuổi đến 21 tuổi: Hầu hết là sinh viên được gia đinh chu cấp tiền ăn, tiền uống và một phần nhỏ trong đó họ có thể tự kiếm ra tiền để chi trả cho việc thích uống trà sữa của chính bản thân.

+ Từ 21 tuổi đến 29 tuổi: Chủ yếu là dân văn phòng trẻ. Quán trà sữa là điểm hẹn cho những giờ làm việc cang thẳng, mệt mỏi của họ.

- Phân khúc khách hàng II: Độ tuổi này có nguồn thu nhập ổn định, có

mức sống khá trở lên, nhưng nhu cầu sử dụng đồ uống của họ lại không cao. - Phân khúc khách hàng III: Ở độ tuổi này đa phần thích uống trà hơn và một phần ít thích uống trà pha với sữa .

3.2.2. Kênh phân phối.

Địa điểm của Quán Trà Sữa dự kiến sẽ đặt tại thành phố Điện Biên. Đây là nơi có mặt bằng rộng, là trung tâm tập, tập trung một lượng sinh viên,gần những khu vui chơi giải trí. Mặt đường rộng, giao thông thuận tiện.

Quảng cáo sản phẩm tại các khu du lịch, lễ hội của tỉnh, để thu hút khách du lịch và giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.

Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối cho sản phẩm:

Hình 3.2. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối cho sản phẩm.

- Mạng xã hội: Thông qua mạng xã hội, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dung qua tran Web của quán đang tải các chương trình khuyến mại, tuần lễ vàng và giờ vàng khuyến mại của quán. Chạy quảng cáo trên các Facebook, Zalo…

Chế biến trà sữa

Mạng xã hội Phát tờ rơi

29

- Phát tờ rơi: Phát tờ rơi khu vực thàng phố, nhằm giới thiệu sản phẩm đến những người bận rộn chưa biết đến quán và để phần lớn người tiêu dùng điều biết đến thông tin khuyến mại in trên tời rơi, các thông tin khác như : Trang Web. Facebook, Zalo, địa chỉ quán… mà khách hàng có thể lựa chọn các hình thức mua, đạt hàng và giao hàng nhanh nhất.

3.2.3. Quan hệ khách hàng.

Để có mỗi quan hệ tốt với khách hàng thì bất cứ doanh nghệp nào, tổ chức nào cũng điều có những chiến lược, kế hoạch thu hút và giữ chân khách hàng nhất định ví dụ:

-Tặng thẻ khách thân thiết (KHTT): nếu uống trên 10 lần ở quán trong 1 tháng sẽ được giảm giá 10% cho bất cứ đồ uống nào do chủ thẻ. Thẻ chỉ có tác dụng trong tháng, thẻ sẽ được đánh bằng chữ ký của nhân viên, ngày tháng…

-Tặng thẻ khách hàng VIP.

-Tổng hợp thông tin phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

-Luôn cập nhật kiến thức về sản phẩm, dịch vụ để cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho khách hàng.

Quảng cáo sản phẩm: Để sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng cần đưa ra những phương tiện quảng cáo phù hợp với sản phẩm như:

-Phát tờ rơi: quảng cáo tại các Cao Đảng và trung học, trung học phổ thông, các công ty, văn phòng. Mỗi tời rơi giảm 10% cho một món ăn, nhưng không cộng gộp với nhau hoặc với thẻ khẻ khách hàng thân thiện.

+ Tạo một website rồi chia sẻ lên các trang mạng xã hội (Facebook, google, zalo…), vì khi tìm hiểu một sản phẩm mới khách hàng thường tìm đến internet.

30

- Bán tại tại cơ sở ( quán)

- Bán hàng Online, nhận ship hàng quanh khu vực thàng phố, miến phí ship đối với khách hàng mua từ 4 cốc trở lên. Nếu khách hàng mua từ 5 cốc trở lên sẽ được tặng kèm 1 cốc nhỏ và miến phí ship.

 Đối thủ cạnh tranh sản phẩm.

-Các thương hiệu trà sữa nhược quyền của Đài Loan tại Việt Nam như: Ding Tea, Tocotoco…

-Một số thương hiệu trà sữa của các nước khác có mặt tại Việt Nam như: Nikkei (Nhật Bản ), Royaltea (Hong Kong)…

-Các quán trà sữa tại tỉnh Điện Biên.

3.3. Hoạt động chính.

3.3.1. Liệt kê nguồn lực.

Những nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm: Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc nhà kinh doang phải luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn. Để vươn tới mục tiêu này, các nhà kinh doanh nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Thông tin về sản phẩm, ý tưởng cách phát triển vận hành của nhà kinh doanh, tìm hiểu sơ qua được nhu cầu khách hàng.

+ Tài chính Đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh. Trước khi mở quán kinh doanh, cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh.

+ Nguồn nhân lực cần phải đào tạo hướng dẫn các kỹ năng, kiến thức cơ bản về chế biến cũng như cách pha trà với sữa.

+ Đầu vào nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất, chế biến sản phẩm. + Thiết bị máy móc mua sắm các máy móc cần thiết để hỗ trợ cho việc sản xuất được nhanh chóng và hiệu quả

31

+ Địa điểm tìm một vị trí trung tâm, giao thông thuận tiện, thuận lợi. + Quy trình chế biến, quy trình công nghệ được áp dụng quy trình sản xuât truyền thống của Đài Loan, đem lại hương vị đậm chất trà sữa Đài Loan.

+ Năng lực quản lý của người kinh doanh cần bồi dưỡng thêm kỹ năng quản lý, để quản lý và vận hành tốt nhất cho chiến lược kinh doanh của mình.

+ Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, dịch vụ của nhà kinh doanh từ khi có ý tưởng kinh doanh cần phải song song phát triển chất lượng, uy tín, thương hiệu mà mình tạo ra để tạo niềm tin cho khách hàng.

Cách huy động nguồn lực đang thiếu là:

+ Tài chính là nguồn lực chủ yếu và quan trọng nhất để duy trì việc phát triển doanh nghiệp. Huy động bằng cách Bán tài sản, Từ các Chính sách hỗ trợ, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, Vay ngân hàng.

+ Nguồn nhân lực có thể đào tạo, hướng dẫn về cách sản chế biến, pha chế và tuyển thêm người có chuyên môn, kinh nghiệm về kinh doanh.

+ Thiết bị máy móc có thể dễ dàng mua sắm trong nước, hiện nay Việt Nam cũng đã nhập được máy móc tương thích để sử dụng tong việc chế biến trà sữa trân châu.

3.3.2. Hoạt động chính.

Cách sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh luôn luôn phải chuẩn bị thật nhiều các nguồn lực dự trữ cho việc phát triển lâu dài, nên việc phân bổ các nguồn lực hợp lý, có hiệu quả là vấn đề cần phải giải quyết. Các nguồn lực đầu tiên cần phải sử dụng để nhanh chóng có sản phẩm tới khách hàng đó là.

+ Sử dụng nguồn tài chính.

+ Tìm, thuê một mặt bằng, ở một vị trí thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện.

32

+ Nhập nguồn nguyên liệu thiết yếu quan trọng nằm trong thành của trà sữa.

+ Tuyển nhân viên chế biến để hướng dẫn, đào tạo từ 1-2 ngày làm quen với máy móc. Và quy trình pha chế.

+ Tuyển nhân viên kinh doanh, người có kinh nghiệm và chuyên môn về mô hình kinh doanh và kiêm marketing cho sản phẩm.

3.3.3. Đối tác.

Đầu vào:

- Vốn: Tìm một đối tác sẵn sàng đầu tư hoặc cho vay vốn để duy trì và phát triển một cách bền vững.

- Lao động: Là đối tác cũng rất quan trọng muốn đạt được hiệu quả cao nhất, thì cần phải giải quyết, như giúp họ có nhiều tự chủ hơn trong công việc, giúp họ được cảm thấy là một phần của hoạt động kinh doanh, một phần kinh doanh của chính mình, và trên tất cả, là chủ của từng công việc đang làm.

- Nguồn nguyên liệu: Cần tìm, xây dựng những mối quan hệ với những mối có nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài và chất lượng. Để có nguồn nguyên liệu cần thiết và tốt nhất phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Đầu ra:

- Khách hàng:

Đối tác quan trọng quyết định sự thành bại, giá trị của sản phẩm. Nhà kinh doanh cần đầu tư, giải đáp những câu hỏi, thắc mắc và các yêu cầu nhằm nâng cao mối quan hệ thật tốt với họ. Cửa hàng thương xuyên có những chương trình khuyến mại thức uống vào những sự kiện như: Giáng sinh, lễ Tình nhân, lễ chi ân, ngày của cha, mẹ để tạo mỗi quan hệ thân thiết với khách hàng và giữ chân khách hàng.

33

3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn.

3.4.1. Chi phí.

Tổng chi phi dự kiến đầu tư cho quán trà sữa, dự kiến quán sẽ đặt tại trung tâm thành phố với diện tích 40m2.

Bảng 3.1 Tổng chi phí đầu tư của quán.

STT Chi tiêu Số lượng

(chiếc)

Thành tiền (vnđ)

1 Thuê mặt bằng 1 7.000.000

2 Thuê người thiết kế quán 1 15.000.000

3 Bàn và ghế 10 (bộ) 10.000.000

4 Phí sửa chữa quán 2 10.000.000

5 Trang thiết bị, dụng cụ, máy móc. - 52.730.000 6 Phí duy trì hoạt động của cửa hàng - 10.000.000

7 Máy làm đá 1 40.000.000

8 Các chi phí khác - 10.000.000

Tổng 154.750.000

Bảng 3.2. Trang thiết bị, dụng cụ, máy móc.

Stt Tên thiết bị, dụng cụ, máy móc. Số lượng Giá tiền (VNĐ)

1 Quầy pha chế inox 1 3.000.000

2 Máy dập nắp cốc tự động 1 7.500.000

3 Máy định lượng đường 1 2.900.000

4 Máy đun nước 1 4.200.000

5 Máy đảo trà ủ trà 1 2.600.000

6 Máy đánh kem 1 2.800.000

7 Bình giữ nhiệt ủ trà 1 3.800.000

8 Nồi ủ chân trâu 1 3.100.000

9 Máy in tem, hóa đơn 1 3.000.000

10 Máy tính cây cảm ứng 1 4.500.000

11 Máy làm chân trâu 1 9.000.00

12 Máy xay 1 3.250.000

13 Bình giữ nhiệt 4 2.080.000

15 Ngăn kéo đựng tiền 1 1.000.000

34

Máy làm đá Paxikeby- với vỏ bọc thép không gỉ trị giá 40.000.000 (vnđ) thời hạn sử dụng 15 năm.

+ Nguyên giá TSCĐ= 40.000.000 (vnđ)

+ Khấu hao TSCĐ hàng năm = 40tr/15 năm = 2.666.666,67 (vnđ) + Khấu hao TSCĐ hàng tháng = 2.666.666,67/12 tháng = 222.222,222 (vnđ)

Bảng 3.3. Chi phí hàng tháng dự kiến.

STT Các loại chi phí Số lượng (nghìn đồng) Đơn giá Thành tiền (vnđ)

1 Chi phí nhân công 3 lao động 3 người 18.000.000

2 Chi phí quảng cáo 3.000.000

3

Chi phí nguyên vật liệu (trà, sữa, bột, đường, hạt trái cây)

+ trà 20kg + sữa 15 lít + bột 32 kg + đường 15kg 199.000/kg 30.000/lít 80.000/kg 15.000/kg 3.980.000 450.000 2.560.000 225.000 4 Bao bì 4.000.000

5 Chi phí điện nước 2.000.000

6 Chi phí thuê mặt bằng 7.000.000

7 Giấy phép kinh doanh

và dịch vụ quảng cáo 1.500.000

Tổng 42.715.000

3.4.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn.

- Chi phí:

+ Tổng vốn đầu tư: 154.750.000 (vnđ)

+ Tổng chi phí hàng tháng: 42.715.000 (vnđ)

Dự kiến:

Giá sản phẩm: 30.000 (vnđ)/cốc Sản lượng trung bình/ngày:75 /cốc

35

Sản lượng trung bình/tháng: 75*30 = 2.250 cốc/tháng Doanh thu trung bình/ngày: 2.250.000 (vnđ)

- Doanh thu/tháng: TR = P*Q =67.500.000(vnđ)

- Lợi nhuận tháng: Pr = TR - TC=67.500.000 - 42.715.000 = 24.785.000 (vnđ)

- Với số vốn đầu tư ban đầu và lợi nhuận thu được theo tháng, dự kiến

Một phần của tài liệu Chế biến và kinh doanh trà sữa đài loan tại điện biên sau khi thực tập tại đài loan (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)