Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Lợn mắc bệnh ấu trùng C. cellulosae do ăn thức ăn, nước uống có lẫn

đốt, hoặc trứng sán dây T. solium được thải ra từ người nhiễm sán dây

(Bouteille B., 2004) [24].

Theo Garcia H.H. (2014) [27], bệnh ấu trùng sán dây lợn phân bố cả ở các vùng nông thôn và thành thị của các nước đang phát triển.

Ấu trùng sán dây lợn thường ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, dưới da, cơ vân, cơ tim và mắt. Ngoài ra, ấu trùng còn ký sinh ở cơ vùng hốc mắt, vị trí này là nơi dễ tìm thấy ấu trùng.

Khi lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae nhẹ, thường ít quan sát thấy dấu

hiệu lâm sàng và lợn dường như hoàn toàn khỏe mạnh (Borkataki S. và cs., 2013 [23]).

Trevisan C. và cs. (2016) [36] đã theo dõi 13 lợn nái bị nhiễm ấu trùng

C. cellulosae tự nhiên và 15 lợn nái không bị nhiễm ấu trùng trong 2 tuần liên tiếp, thấy: lợn nái mắc bệnh có biểu triệu chứng thần kinh, ăn ít hơn, biểu hiện thụ động hơn, nằm và đứng yên nhiều hơn trong ngày, thường tách đàn. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng triệu chứng thần kinh làm thay đổi hành vi của lợn nái bị nhiễm bệnh. Những thay đổi về hành vi thấy ở tất cả số lợn nái mắc bệnh.

Theo Borkataki S. và cs. (2013) [23], sau khi thử nghiệm gây nhiễm

gây nhiễm thấy có những thay đổi điển hình về sinh lý của lợn như sau: Ở ngày thứ 65 sau gây nhiễm, lợn có biểu hiện tăng trương lực của niêm mạc mắt và chảy nước mắt, tăng lympho bào, tăng bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính, mặc dù những thay đổi này không nhiều.

Theo Phiri I.K. (2003) [33], tại phía tây nam của Kenya, tỷ lệ nhiễm ấu

trùng C. cellulosae ở lợn biến động từ 10 - 14%. Các cuộc điều tra năm 1998

và 1999 ở Kampala cho thấy, tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn từ 0,12 -

1,2%. Năm 2002, điều tra 297 lợn tại huyện Lira của Kampala thấy, tỷ lệ

nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn là 33,7%. Ở Mozambique, tỷ lệ lợn nhiễm

ấu trùng C. cellulosae là 15%. Tại Zimbabwe, các cuộc điều tra từ năm 1994

đến năm 2001 cho thấy tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae là 0,34%.

Theo Porphyre V. và cs. (2015) [34], tuổi lợn có ảnh hưởng đến tỷ lệ

nhiễm bệnh ấu trùng C. cellulosae, mùa trong năm không có ảnh hưởng đáng

kể đến tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng C. cellulosae ở lợn. Lợn trưởng thành có

nguy cơ bị nhiễm ấu trùng C. cellulosae cao, những lợn nuôi lâu có điều kiện

tiếp xúc với trứng của sán dây T. solium nhiều hơn những lợn nhỏ. Có nghiên

cứu chỉ ra rằng, lợn nhỏ có thời gian tiếp xúc với môi trường sống chưa nhiều, đồng thời thời gian tiếp xúc với môi trường có trứng sán dây ít hơn nên tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Lợn mắc bệnh giết mổ ở 90 ngày tuổi đã thấy sự phát triển của ấu trùng

C. cellulosae trong gan, phổi, lá lách và cơ xương. Nhiều ấu trùng đã được phát hiện trong gan. Giết mổ được kiểm tra lợn từ 2 đến 4 tuần tuổi có tổn thương ở gan. Ở lợn từ 4 đến 6 tháng tuổi, ấu trùng được tìm thấy trong cơ bắp. Lợn 6 tháng tuổi ấu trùng được tìm thấy trong cơ bắp và não (Borkataki S. và cs., 2013 [23]).

Theo Borkataki S. và cs. (2013) [23], các vùng tổn thương ở lợn bị thoái hóa, xung quanh hình thành u hạt tại vị trí ấu trùng ký sinh.

Theo Porphyre V. và cs. (2015) [34], lợn bản địa nhiễm ấu trùng C. cellulosae cao hơn so với lợn ngoại.

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng của lợn ở tháng 9 là 0,84% (37/4.380). Tỷ lệ nhiễm ấu trùng của lợn ở tháng 7 là 0,82% (36/4.380). Ở tháng 1, tháng 2, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ nhiễm lần lượt là 0,5% (22/4.380), 0,39% (17/4.380), 0,78% (34/4.380) và 0,71% (31/4.380); tỷ lệ nhiễm ở các tháng 10, tháng 11 và tháng 12 lần lượt là 0,41% (18/4.380), 0,37% (16/4.380) và 0,27% (12/4.380) (Karshima N.S. và cs., 2013 [29]).

Meester M. (2019) [31] cho biết: tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae

lợn giết mổ tại các gia đình cao hơn 13,83 lần so với lợn được giết mổ tập trung tại lò mổ. Nấu chín thịt là biện pháp làm giảm nguy cơ tiếp xúc với thịt

lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae rất hiệu quả. Qua kiểm tra huyết thanh lợn

bằng phương pháp ELISA, thấy tỷ lệ nhiễm bệnh do ấu trùng của giống lợn địa phương cao hơn so với giống lợn lai.

Thời gian sống của ấu trùng ở một số mức nhiệt độ như sau: Ở nhiệt độ -

50oC ấu trùng sống trong 4 ngày, -15oC ấu trùng sống trong 3 ngày và ở -24oC

ấu trùng sống trong 1 ngày. Thịt lợn nhiễm ấu trùng ngâm nước muối, ấu

trùng chết sau 12 - 24 giờ. Nướng thịt ở nhiệt độ trên 65oC, ấu trùng chết. Các

món ăn truyền thống chế biến từ thịt lợn đúng cách ấu trùng sẽ chết. Vấn đề xử lý thịt với nhiệt độ thích hợp là những biện pháp đơn giản để ngăn ngừa nhiễm bệnh ấu trùng ở người (Meester M., 2019 [31]).

Ấu trùng C. cellulosae có sức gây bệnh có thể tồn tại nhiều năm trong cơ

thể vật chủ, nhưng cuối cùng chúng cũng dần bị thoái hóa. Sau nhiều năm ký sinh, ấu trùng sẽ đi vào giai đoạn thoái hóa, chất lỏng trong nang dần trở nên đặc và đục. Lúc này ấu trùng chết và không còn khả năng gây bệnh (Zirintunda G. và Ekou J., 2015 [38]).

Theo Zirintunda G. và Ekou J. (2015) [38]: Việc quản lý đàn lợn không chặt chẽ là nguyên nhân lợn mắc bệnh ấu trùng sán dây. Hiểu biết về sự lây nhiễm ở cả người và lợn là rất quan trọng để xây dựng chiến lược kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Để phòng bệnh gạo cho lợn, cần hạn chế làm nhà vệ

sinh cho người một cách tạm bợ ở những nơi gần bụi rậm, vì lợn có thể tiếp cận dễ dàng với phân người. Nuôi lợn trong chuồng, chuồng nuôi phải cách xa khu nhà ở… là các biện pháp phòng bệnh gạo cho lợn.

Bệnh do ấu trùng C. cellulosae ở lợn có thể được chẩn đoán bằng hình

ảnh X quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, việc phát hiện ấu trùng bằng phương pháp tế bào học hoặc mô bệnh học vẫn là tiêu chuẩn vàng. Xét nghiệm tế bào học chọc kim mịn (Fine needle aspiration cytology (FNAC) đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán kịp thời căn bệnh này.

Theo Satyaprakash K. (2018) [35]: Để ngăn ngừa nhiễm ấu trùng sán dây cho lợn tại vùng có bệnh được thực hiện theo 2 phương pháp sau: Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, quản lý tốt phân của người; Các cơ sở chăn nuôi xây dựng khu vệ sinh đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn công nhân vệ sinh đúng cách. Ở các nước phát triển, các cơ sở chăn nuôi lợn rất ít khi có lợn nhiễm ấu trùng sán dây.

Assana E. và cs. (2010) [22] đã điều trị bệnh ấu trùng C. cellulosae ở lợn gây

nhiễm bằng thuốc albendazole với liều 15 mg/ kg thể trọng trong 30 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên hoặc 15 ngày sau khi nhiễm bệnh), tỷ lệ khỏi bệnh 100%.

Gonzalez AE. (2001) [28], đã dùng thuốc oxfendazole điều trị cho 20 lợn

mắc bệnh ấu trùng C. cellulosae. Sau điều trị, kiểm tra lợn thấy có những vết

sẹo còn sót lại trong cơ. Lợn bị bệnh ấu trùng được điều trị bằng oxfendazole không tái nhiễm ít nhất là ba tháng.

Đánh giá hiệu quả khi dùng gấp ba liều albendazol trong điều trị bệnh ấu

trùng C.cellulosae ở lợn, Vargas - Callal A. và cs. (2016) [37] cho biết: Dùng

thuốc albendazol liều 30 mg/ kg thể trọng và thuốc oxfendazole liều duy nhất 30 mg/ kg. Sau 17 tuần điều trị thấy: lợn được điều trị bằng thuốc oxfendazole thì ấu trùng chết và thoái hóa. Ngược lại, khi sử dụng gấp 3 liều albendazol thấy tác dụng diệt ấu trùng kém hơn. Tuy nhiên, trên tiêu bản tổ chức học cho thấy, ấu trùng sán dây cũng thoái hóa mức độ từ nhẹ đến trung bình. Do đó, khi dùng gấp 3 lần liều albendazol cũng không có hiệu quả cao hơn so với sử dụng một liều duy nhất.

Theo Zirintunda G. và Ekou J. (2015) [38], đối với lợn mắc bệnh ấu trùng sán dây nên khuyến cáo điều trị bằng thuốc albendazole và oxfendazole. Assana E. và cs. (2010) [22] đã khảo sát bằng câu hỏi, thực hiện ở 150 hộ gia đình với 1756 lợn tại khu vực nông thôn của phân khu Mayo - Danay, ở phía bắc của Cameroon để thu thập thông tin về chăn nuôi lợn và xác định các yếu tố nguy cơ mắc ấu trùng ở lợn cho thấy: 42,7% hộ nuôi lợn ở khu vực nông thôn không có nhà vệ sinh, 76% các thành viên trong gia đình đi đại tiện ngoài trời, 90,7% lợn được chuyển vùng vào mùa khô.

Gabriel S. và cs. 2017 [26] cho rằng: thông qua giáo dục sức khỏe cộng đồng có thể làm thay đổi thói quen ăn thịt sống, thịt tái của con người, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lợn mắc bệnh gạo.

Theo Kungu J. M (2015) [30]: để kiểm soát thành công bệnh do ấu trùng sán dây lợn cần thực hiện tốt các nội dung sau: Cung cấp thông tin về dịch tễ

của bệnh sán dây T.solium tới người dân, người tiêu dùng, các nhà hoạch định

chính sách của Chính phủ và các Ủy ban liên quan đến phân bổ nguồn lực và đào tạo; thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ ở lợn và người tại các vùng khác nhau của các quốc gia; sử dụng thuốc để điều trị bệnh sán dây cho người dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và bệnh ấu trùng sán dây cho lợn với sự hướng dẫn của cán bộ thú y; thiết lập các tiêu chuẩn về vệ sinh thịt và cung cấp các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, cải thiện điều kiện chăn nuôi lợn và thực hành giết mổ sẽ là những biện pháp hữu ích trong

việc giảm thiểu tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người và ấu trùng C.

cellulosae ở cả người và lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)