Phương pháp xác định người mắc bệnh sán dâyTaenia solium tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 43)

huyện Yên Phong và Thuận Thành

* Phương pháp thu thập mẫu phân người:

Thu thập mẫu phân người ở 3 xã thuộc huyện Yên Phong và 4 xã, thị trấn thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Người lấy mẫu thuộc 4 nhóm tuổi gồm: dưới 15 tuổi, 15 - 30 tuổi, 31 - 50 tuổi và trên 50 tuổi.

Số mẫu phân người đã thu thập: 102 mẫu tại huyện Yên Phong và 100 mẫu tại huyện Thuận Thành

* Phương pháp xét nghiệm mẫu phân để xác định người mắc bệnh sán dây T. solium:

Địa điểm xét nghiệm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.

Quy trình xét nghiệm mẫu phân người của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh như sau:

- Mẫu phân người sau khi thu thập được để trong điều kiện nhiệt độ không khí bình thường khoảng 1 tuần (mục đích: để các đốt sán dây có thể phân huỷ, giải phóng trứng sán).

- Dùng đũa thuỷ tinh lấy một lượng phân (bao kín đầu đũa) hòa đều vào giọt dung dịch NaCl 0,9% đến khi có màu đục.

- Đặt la men lên trên giọt dung dịch.

- Quan sát dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần (10x10) để tìm trứng

sán dây T. solium.

Trứng sán dây T. solium có hình hơi tròn, đường kính khoảng 35 μm,

ngoài cùng là lớp vỏ màu vàng, trong là phôi bào sẫm màu.

* Đánh giá kết quả xét nghiệm:

Nếu trên tiêu bản có trứng sán dây T. solium thì người được lấy mẫu mắc

bệnh sán dây T. solium.

Nếu trên tiêu bản không có trứng sán dây T. solium thì người được lấy

mẫu không mắc bệnh sán dây T. solium.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 43)