Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Số liệu thu thập được xử lý theo các công thức toán học thông dụng. Sử dụng phần mềm Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi lợn và tập quán sinh hoạt của nhân dân ở một số xã thuộc huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Để hiểu rõ về thực trạng chăn nuôi lợn, tập quán sinh hoạt của nhân dân ở một số xã thuộc huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 68 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn 3 xã gồm: xã Đông Tiến,Thụy Hòa và Yên Trung; tại huyện Thuận Thành phỏng vấn 100 hộ chăn nuôi trên địa bàn 4 xã gồm xã An Bình, Hoài Thượng, Nghĩa Đạo và Mão Điền.

Bằng phương pháp phỏng vấn và ghi phiếu điều tra, kết quả được tổng hợp theo các nội dung sau:

4.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn ở một số xã thuộc huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.1. Kết quả điều tra về thực trạng chăn nuôi lợn của nhân dân tại huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Nội dung điều tra Số hộ

điều tra

Tỷ lệ hộ thực hiện Tỷ lệ lợn nuôi Số hộ Tỷ lệ (%) Số lợn Tỷ lệ (%) Số hộ chăn nuôi lợn và số lợn nuôi

168 168 100 3057 100 Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt 168 100 3057 100 Thả rông 0 0 0 0 Bán chăn thả 0 0 0 0 Thức ăn cho lợn Chỉ cho TĂ tổng hợp 56 33,33 1393 45,57 Chỉ cho TĂ tận dụng 63 37,5 715 23,39

Cho ăn Cả 2 loại 49 29,17 949 31,04

Giống lợn nuôi Lợn lai 168 100 3057 100 Lợn ngoại 0 0 0 0 Lợn địa phương 0 0 0 0 Địa điểm giết mổ

Tại nhà hộ chăn nuôi 0 0 0 0

Tại cơ sở giết mổ 168 100 3057 100

Tại cả 2 địa điểm 0 0 0 0

* Về phương thức chăn nuôi:

Điều tra 68 hộ chăn nuôi lợn tại huyện Yên Phong và 100 hộ chăn nuôi tại huyện Thuận Thành về tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân địa phương, thấy cả 168 hộ đều nuôi lợn nhốt, chiếm tỷ lệ 100%, với tổng số lợn nuôi là 3.057 con. Không có hộ chăn nuôi nào nuôi lợn thả rông và nuôi lợn bán chăn thả.

* Về thức ăn chăn nuôi lợn:

Thức ăn chăn nuôi lợn chủ yếu gồm 2 loại: thức ăn tổng hợp và thức ăn tận dụng. Cụ thể như sau:

Số hộ chăn nuôi lợn chỉ bằng thức ăn tổng hợp là 56 hộ, chiếm tỷ lệ 33,33%, tổng số lợn nuôi là 1393 con, chiếm tỷ lệ 45,57% trong số lợn điều tra.

Số hộ chăn nuôi lợn chỉ bằng thức ăn tận dụng là 63 hộ, chiếm tỷ lệ 37,5%; tổng số lợn nuôi là 715 con, chiếm tỷ lệ 23,39% trong tổng số lợn điều tra.

Số hộ chăn nuôi lợn bằng cả 2 loại thức ăn là 49 hộ, chiếm tỷ lệ 29,17%; tổng số lợn nuôi ở các hộ này là 949 con, chiếm tỷ lệ 31,04%.

* Về giống lợn đang được nuôi:

100% số hộ được điều tra ở huyện Yên Phong và Thuận Thành đều nuôi lợn lai, không có hộ nào nuôi lợn ngoại và lợn địa phương.

* Về địa điểm giết mổ lợn:

Kết quả điều tra cho thấy không có hộ nào liên hệ với người giết mổ đến giết mổ lợn ngay tại hộ chăn nuôi; 100% số hộ điều tra cho biết họ đều bán lợn cho người giết mổ mang đi giết mổ tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Nhận xét: 100% số hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong và Thuận Thành được điều tra đều nuôi lợn nhốt, không có hộ nào chăn nuôi lợn thả rông hoặc bán chăn thả. Số hộ chăn nuôi lợn chỉ bằng thức ăn tổng hợp và chỉ bằng thức ăn tận dụng chiếm tỷ lệ tương đương, số hộ chăn nuôi lợn bằng cả 2 loại thức ăn chiếm tỷ lệ ít hơn. Giống lợn đang được nuôi tại các hộ điều tra đều là lợn

lai. Lợn được giết mổ chủ yếu tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với hình thức giết mổ đơn giản (1 - 2 con/ ngày).

Những số liệu trên cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Phong và Thuận Thành đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi lợn, đồng thời điều kiện kinh tế - xã hội của huyện khá phát triển, nhận thức của người dân đã được nâng cao. Chúng tôi cho rằng những nguyên nhân trên có thể dẫn đến tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở lợn nuôi tại huyện Yên Phong và Thuận Thành hiện nay đã giảm nhiều so với trước kia.

4.1.2. Tập quán sinh hoạt của người dân tại huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.2. Kết quả điều tra một số tập quán sinh hoạt của các hộ chăn nuôi lợn tại huyện Yên Phong và Thuận Thành

Tập quán sinh hoạt Số hộ điều tra Số hộ thực hiện Tỷ lệ (%)

Xây dựng nhà vệ sinh Tự hoại 168 168 100 1 ngăn 0 0 2 ngăn 0 0

Ăn thịt chưa chín (sống/tái) 0 0

Ăn rau sống 168 100

Xét nghiệm sán dây 0 0

Tẩy sán dây 0 0

Ghi chú: Kết quả điều tra ở từng huyện được trình bày ở phần phụ lục 2 Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

* Về xây dựng nhà vệ sinh:

Qua phỏng vấn và ghi phiếu điều tra 168 tại huyện Yên Phong và huyện Thuận Thành, số hộ chăn nuôi có nhà vệ sinh tự hoại là 168 hộ, chiếm tỷ lệ 100%. Không có hộ nào xây dựng nhà vệ sinh tạm bợ hoặc các loại hình khác.

* Về tình trạng ăn thịt chưa nấu chín:

Tất cả 168 hộ được điều tra đều cho biết các thành viên trong gia đình đều không ăn thịt lợn còn sống hoặc tái.

* Về vấn đề ăn rau sống:

Tất cả 168 hộ được phỏng vấn đều có ăn rau sống, chiếm tỷ lệ 100%. Rau sống (sà lách, rau diếp, rau mùi...) là món ăn không thể thiếu trong nhiều bữa ăn của các hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu rau sống không được rửa sạch thì có thể làm cho người ăn bị nhiễm giun, sán.

* Về thực trạng việc xét nghiệm sán dây ở người:

100% số hộ điều tra cho biết những người trong gia đình không đến cơ sở y tế để xét nghiệm sán dây.

* Về việc hàng năm tẩy sán dây:

Không có hộ nào thực hiện tẩy sán dây trong 168 hộ điều tra.

Nhận xét: Trong những năm gần đây kinh tế của huyện Yên Phong và Thuận Thành tương đối phát triển, các hộ gia đình đã đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn, tình hình vệ sinh trong quá trình sống tốt hơn. Không có hộ nào trong số hộ điều tra có người sử dụng thịt chưa được nấu chín. Tuy nhiên, số hộ ăn rau sống rất phổ biến. Điều này có thể là nguy cơ dẫn đến người bị nhiễm các loại giun, sán truyền qua đất hoặc truyền qua vật chủ trung gian.

4.2. Kết quả xác định lợn mắc bệnh gạo tại huyện Yên Phong và Thuận Thành

4.2.1. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở các xã, thị trấn thuộc huyện Yên Phong và Thuận Thành

Để xác định lợn ở các địa phương có mắc bệnh gạo hay không, chúng tôi đã kiểm tra lợn giết mổ ở 2 xã thuộc huyện Yên Phong và 6 xã, thị trấn thuộc huyện Thuận Thành. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đồ ở hình 4.1.

Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở các xã, thị trấn tại huyện Yên Phong và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Tổng số lợn giết mổ được kiểm tra Địa phương Xã/ Thị trấn - Huyện Số lợn giết mổ được kiểm tra

(con)

Tỷ lệ (%)

600

Yên Trung - Yên Phong 175 29,17

Đông Tiến - Yên Phong 50 8,33

An Bình - Thuận Thành 100 16,67

Hoài Thượng - Thuận Thành 50 8,33

Ninh Xá - Thuận Thành 50 8,33

Nghĩa Đạo - Thuận Thành 25 4,17

Mão Điền - Thuận Thành 50 8,33

Thị Trấn Hồ - Thuận Thành 100 16,67

Hình 4.1. Biểu đồ về tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra tại huyện Yên Phong và Thuận Thành

Kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy, số lợn giết mổ đã được kiểm tra ở 6 xã và thị trấn là 600 con. Trong đó:

- Số lợn giết mổ đã kiểm tra ở xã Yên Trung là nhiều nhất, với 175 con, chiếm tỷ lệ 29,17% tổng số lợn giết mổ được kiểm tra ở huyện Yên Phong.

- Số lợn giết mổ đã kiểm tra ở xã Đông Tiến, Hoài Thượng, Ninh Xá và Mão Điền đều chiếm 8,33%, với số lợn kiểm tra giết mổ ở mỗi xã đều là 50 con.

0 5 10 15 20 25 30 Yên Trung Đông Tiến An Bình Hoài Thượng Ninh Xá Nghĩa Đạo Mão Điền Thị Trấn Hồ 29,17 8,33 16,67 8,33 8,33 4,17 8,33 16,67 Tỷ lệ (%) Địa phương

- Số lợn giết mổ đã kiểm tra ở xã An Bình và thị trấn Hồ đều là 100 con, chiếm tỷ lệ 16,67% tổng số lợn giết mổ được kiểm tra.

- Tại xã Nghĩa Đạo, số lợn đã kiểm tra là 25 con, chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,17%). Như vậy, số lợn đã kiểm tra ở các xã, thị trấn không bằng nhau: Số lợn đã kiểm tra ở xã Yên Trung là nhiều nhất (29,17%); số lợn đã kiểm tra ít nhất là ở xã Nghĩa Đạo (4,17%). Biểu đồ ở hình 4.1 thể hiện rõ hơn kết quả đã ghi ở bảng 4.5.

Sở dĩ số lợn giết mổ đã kiểm tra ở các xã không bằng nhau là do số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở các xã, thị trấn rất khác nhau. Tại xã Yên Trung có 4 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, còn tại xã Nghĩa Đạo chỉ có 1 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Đó là lý do số lợn giết mổ được kiểm tra gạo lợn khác nhau ở các xã, thị trấn của huyện Yên Phong và Thuận Thành.

4.2.2. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo các nhóm tuổi tại huyện Yên Phong và Thuận Thành

Chúng tôi đã kiểm tra lợn giết mổ ở các nhóm tuổi. Kết quả về tỷ lệ lợn giết mổ theo nhóm tuổi được trình bày ở bảng 4.4 và biểu đồ ở hình 4.2.

Bảng 4.4.Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo các nhóm tuổi

Tổng số lợn giết mổ được kiểm tra

Nhóm tuổi (tháng)

Số lợn giết mổ được kiểm tra theo từng

nhóm tuổi (con) Tỷ lệ (%) 600 ≤ 2 0 0 > 2 - 6 293 48,83 > 6 - 12 307 51,17 > 12 0 0

Ghi chú: Số liệu cụ thể của 2 huyện Yên Phong và Thuận Thành ở phần phụ lục 3.

Hình 4.2. Biểu đồ về tỷ lệ số lợn giết mổ được kiểm tra theo nhóm tuổi

Kết quả ở bảng 4.4 và biểu đồ ởhình 4.2 cho thấy:

Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các xã, thị trấn không giết mổ lợn dưới 2 tháng tuổi. Vì vậy, chúng tôi không kiểm tra được lợn ở lứa tuổi này.

- Nhóm lợn >2 - 6 tháng tuổi, đã kiểm tra 293 con trong tổng số 600 con lợn giết mổ được kiểm tra tại huyện Yên Phong và Thuận Thành, chiếm tỷ lệ 48,83%. Tuy nhiên, trong nhóm tuổi này chỉ có lợn 4,5 - 6 tháng tuổi, không có lợn ở lứa tuổi nhỏ hơn.

-Nhóm lợn >6 - 12 tháng, đã kiểm tra 307 con trong tổng số 600 con lợn giết mổ được kiểm tra gạo lợn, chiếm tỷ lệ 51,17%.Trong đó chủ yếu là lợn 6,5 - 7 tháng tuổi, một số ít ở 8 - 12 tháng tuổi.

Như vậy, lợn được giết mổ chủ yếu là 4,5 - 7 tháng tuổi, đây là lứa tuổi giết mổ phù hợp nhất để khai thác thịt ở các địa phương của huyện Yên Phong và Thuận Thành hiện nay. Trong khi lợn các lứa tuổi khác thì chưa đủ tuổi giết mổ, mặt khác ở huyện Yên Phong và Thuận Thành không có cơ sở giết mổ lợn sữa. Đó là lý do lợn giết mổ chủ yếu ở lứa tuổi trên.

0 10 20 30 40 50 60 ≤ 2 > 2 - 6 > 6 - 12 > 12 0 48,83 51,17 0 Tỷ lệ (%) Tuổi lợn (tháng)

4.2.3. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo phương thức chăn nuôi, theo loại thức ăn và loại lợn

Kết quả về tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo phương thức chăn nuôi, theo loại thức ăn và loại lợn được trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo phương thức chăn nuôi, theo loại thức ăn và loại lợn

Tổng số lợn giết mổ được kiểm tra Diễn giải Số lợn giết mổ được kiểm tra (con) Tỷ lệ (%) 600 Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt 600 100 Nuôi bán chăn thả 0 0 Nuôi thả rông 0 0 Thức ăn chăn nuôi Thức ăn tổng hợp 488(*) 81,33 Thức ăn tận dụng 112 18,67 Loại lợn Lợn ngoại 0 0 Lợn lai 600 100 Lợn địa phương 0 0

Ghi chú: Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra theo phương thức chăn nuôi, theo loại thức ăn và theo loại lợn của mỗi huyện được trình bày ở phần phụ lục 4.

Ghi chú: (*) Lợn được nuôi chủ yếu bằng thức ăn tổng hợp, trong đó có một số lợn đôi khi cho ăn thức ăn tận dụng.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: * Về phương thức chăn nuôi:

Cả 600 con lợn giết mổ đã kiểm tra đều là những lợn được nuôi nhốt hoàn toàn. Không có lợn nào được nuôi thả rông hoặc nuôi bán chăn thả.

* Về loại thức ăn cho lợn:

- Có 81,33% số lợn giết mổ được nuôi bằng thức ăn tổng hợp (tuy nhiên trong đó có một số lợn thỉnh thoảng được cho ăn thức ăn tận dụng); 18,67% số lợn được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn tận dụng.

* Về loại lợn giết mổ:

Tất cả 600 lợn giết mổ được kiểm tra đều là lợn lai. Không có lợn địa phương, lợn ngoại nào được giết mổ ở các cơ sở giết mổ này.

Kết hợp giữa việc khảo sát thực tế và kết quả trên, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Ở các xã, thị trấn của huyện Yên Phong và Thuận Thành, lợn hoàn toàn được nuôi theo phương thức nuôi nhốt, chuồng lợn được xây dựng khá chắc chắn, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi. Tuỳ từng hộ chăn nuôi có làm nghề phụ hay không mà lợn được nuôi bằng thức ăn tổng hợp hoặc thức ăn tận dụng. Mặt khác, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thường chỉ giết mổ mỗi ngày 1 - 2 con lợn nuôi từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn thôn/ xã, vì vậy mà lợn giết mổ ở các cơ sở nhỏ lẻ được nuôi bằng thức ăn tổng hợp khá nhiều. Lợn lai được nuôi với số lượng lớn ở cả 2 huyện, theo đó mà số lợn giết mổ cũng chủ yếu là lợn lai.

Kết quả ở bảng 4.5 phù hợp với kết quả điều tra mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 4.1.

4.2.4. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở các tháng thực tập tốt nghiệp

Kết quả tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở tháng được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.3.

Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở các tháng Tổng số lợn giết

mổ được kiểm tra (con) Tháng/ năm Số lợn kiểm tra ở mỗi tháng (con) Tỷ lệ (%) 600 12/2019 71 11,83 1/2020 91 15,17 2/2020 109 18,17 3/2020 189 31,5 4/2020 37 6,16 5/2020 103 17,16

Hình 4.3. Biểu đồ về tỷ lệ lợn giết mổ được kiểm tra ở các tháng

Kết quả bảng 4.6 và hình 4.3 cho thấy:

Trong tháng 12, đã kiểm tra 71 con lợn giết mổ tại huyện Yên Phong và Thuận Thành, chiếm tỷ lệ 11,83% trong tổng số 600 lợn giết mổ.

Trong tháng 1: Đã kiểm tra 91 con lợn giết mổ, chiếm tỷ lệ 15,17% trong tổng số lợn được kiểm tra.

Tháng 2: Có 109 lợn giết mổ được kiểm tra, chiếm tỷ lệ 18,17% tổng số lợn giết mổ.

Trong tháng 3: Số lợn giết mổ đã được kiểm tra chiếm tỷ lệ 31,5% tổng số lợn giết mổ. Tỷ lệ này cao nhất trong các tháng thực hiện nội dung này.

Trong tháng 4: Đã kiểm tra 37 con lợn giết mổ, chiếm tỷ lệ 6,16% tổng số lợn được kiểm tra. Tỷ lệ này thấp nhất trong các tháng thực hiện nội dung này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43)