Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 35)

Ở Việt Nam, bệnh ấu trùng sán dây có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae bình quân ở miền Bắc là 1,0 -

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây trên lợn ở các tỉnh miền núi phía Bắc tuy không cao, nhưng chỉ cần một lợn nhiễm bệnh thì có thể phát tán và gây

nhiễm sán dây T. solium cho nhiều người (Lê Ngọc Mỹ và cs., 2004 [15]).

Nguyễn Quốc Doanh và cs. (2004) [3], đã kiểm tra 172.087 lợn giết mổ được kiểm tra ở 5 tỉnh miền núi và trung du, cho biết: ở các tỉnh miền núi,

trung du lợn vẫn còn nhiễm ấu trùng C. cellulosae, lợn nhiễm bệnh thường

tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa. Ở tỉnh Yên Bái, lợn nhiễm ấu trùng cao nhất là 0,31%, lợn ở tỉnh Bắc Giang nhiễm ấu trùng thấp nhất là 0,02%.

Ở Sơn La: vụ Hè - Thu, lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae với tỷ lệ 3,03%;

vụ Đông - Xuân, lợn nhiễm ấu trung với tỷ lệ 2,02%. Ở tỉnh Điện Biên: vụ Hè -

Thu, lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae với tỷ lệ 4,79%; vụ Đông - Xuân, lợn

nhiễm ấu trùng với tỷ lệ 2,24% (Đỗ Thị Lan Phương, 2019 [17]).

Kiểm tra 2.237.000 lợn giết mổ tại các lò mổ ở Hà Nội thấy, có 835 lợn

nhiễm ấu trùng C. cellulosae; chiếm tỷ lệ 0,04%. Ở các lò mổ của các tỉnh

phía Bắc, trong 172.087 lợn được kiểm tra, có 109 lợn nhiễm ấu trùng C.

cellulosae, tỷ lệ nhiễm là 0,06%. Ở các lò mổ tại các tỉnh phía Nam, tỷ lệ này là 0,9%, tương ứng với 8 lợn nhiễm bệnh trong tổng số 891 lợn điều tra (De N.V., 2010 [25]).

Nguyễn Quốc Doanh và cs. (2004) [3] đã kiểm tra ấu trùng C. cellulosae

trên lợn ở Bắc Ninh bằng phương pháp ELISA, tỷ lệ nhiễm là 9,91%, biến động từ 6,06 - 15,49%.

Theo Đỗ Thị Lan Phương (2019)[17] Khi lợn mắc bện gạo thể hiện một số triệu chứng lâm sàng của bệnh. Trong các triệu chứng trên, đáng chú ý nhất là triệu chứng: lợn gầy, lông gáy dựng từng cơn (khoảng 15 - 20 lần trong một ngày), mỗi lần lông gáy dựng lên lợn lại run rẩy, nghiến răng; hầu hết lợn gây nhiễm đi lại khó khăn, tập tễnh. Triệu chứng này thấy hết ở tất cả số lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm. Chúng tôi cho rằng, có thể căn cứ vào các triệu chứng tương đối đặc trưng này để chẩn bệnh gạo lợn trên thực địa.

Qua điều tra về bệnh ấu trùng C. cellulosae ở lợn, thấy tỷ lệ nhiễm có thấp hơn so với điều tra trước đây song vẫn còn tồn lưu và cần áp dụng phương pháp huyết thanh học trong điều tra dịch tễ (Lê Ngọc Mỹ và cs., 2004 [15]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn giết mổ trên địa bàn huyện yên phong, thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)