Các giải pháp tiếp tục phát triển Nhà trường

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 45 - 46)

suất 600 CV của Na Uy tài trợ. Ông Đặng Văn Độ thuyền trưởng cùng 18 thuyền viên1.

Cũng năm 1979, tỉnh Phú Khánh giao cho Trường trại nuôi trồng thủy sản Cửa Bé2 làm nơi thực tập cho sinh viên ngành Nuôi, sau đó tỉnh bàn giao tiếp một số diện tích mặt nước liền kề. Nhiều đề tài nghiên cứu về nuôi tôm được thực hiện tại đây.

Năm 1980, Bộ Thủy sản giao cho Trường 4 tàu vỏ nhựa công suất 90CV3 làm phương tiện đào tạo và thực hiện nghiên cứu ven biển4. Trên cơ sở đó, Đội tàu5 được thành lập. Một thời gian sau đội tàu chuyển sang hình thức kết hợp lao động sản xuất với đào tạo.

Trong năm 1980, Khoa Chế biến6 xây dựng Xưởng chế biến nước mắm với trang bị ban đầu là một số dàn phơi, chảo cô đặc nước mắm...cho sinh viên thực tập. Các sản phẩm ban đầu góp phần cải thiện một phần đời sống cho khoa. Từ 1981 do Xưởng chế biến phát triển nên chuyển về trực thuộc Trường7.

Xưởng nghiên cứu rút ngắn thời gian làm nước mắm, tăng hiệu suất thu hồi đạm để nâng cao chất lượng nước mắm, nghiên cứu sản xuất cô đặc nước mắm tạo thành viên, thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển. Đây là đề tài cấp Bộ, do ông Nguyễn Trọng Cẩn, Trưởng phòng Khoa học8 và bà Đỗ Minh Phụng thực hiện. Sản phẩm nước mắm viên ra đời giải quyết sự tồn đọng lớn nước mắm tại khu vực Nam Trung bộ. Nhãn hiệu nước mắm viên “Con cá xanh” của Đại học Hải sản nổi tiếng bởi hàm lượng đạm cao và hương vị thơm ngon đặc biệt. Một số lượng lớn sản phẩm được chuyển tới các tỉnh phía Bắc, vùng sâu vùng xa và cung cấp cho quân đội, góp phần đẩy mạnh sản xuất lưu thông. Doanh thu của xưởng lên tới hơn 800 ngàn đồng (trong khi ngân sách của Trường lúc này khoảng 1 triệu đồng/năm). Sản phẩm mắm viên được tặng Huy chương Bạc9 tại Hội chợ triển lãm Kinh tế kỹ kỹ thuật toàn quốc năm 1982.

Bộ môn Kỹ thuật lạnh nghiên cứu chế tạo tủ đông tiếp xúc cho Quốc doanh đánh cá Chiến thắng, từ đó có kinh nghiệm xây dựng phòng thí nghiệm kỹ thuật lạnh.

Đề tài “Chế biến tôm đông lạnh nguyên con trên tàu” được nghiên cứu thành công và chuyển giao cho Quốc doanh đánh cá Phú Khánh đưa vào sản xuất, mở ra triển vọng mới cho công nghệ sản xuất tôm đông lạnh thời kỳ này. Đề tài do ông Nguyễn Trọng Cẩn làm chủ nhiệm.

Khoa còn có nhiều cố gắng biên soạn giáo trình, bài giảng.

1

Nhận tại Hải Phòng. Đến 1981 Bộ Hải sản chuyển cho đơn vị khác quản lý, vận hành.

2

Ông Phan Trọng Ý làm trại trưởng

3Do tổ chức FAO viện trợ. Các tàu được đặt tênFAO 90, FAO 91, FAO 92 và FAO 93

4 Ông Ngô Năng phụ trách nhận từ Viện Nghiên cứu hải sản (Quý Kim, Hải Phòng), Quốc doanh đánh cá Hạ Long hỗ trợ chuyển về Nha Trang.

5

Ông Nguyễn Mác, sau đó là ông Đặng Văn Độ phụ trách.

6Ông Nguyễn Thanh trưởng Khoa, ông Nguyễn Trọng Cẩn phó Khoa.

7Ông Nguyễn Trọng Cẩn (XT), bà Đỗ Minh Phụng (XP kỹ thuật), ông Phạm Văn Vinh (XP kinh doanh). 8 Thay đ/c Lê Đăng Phơn chuyển công tác

9

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)