Đổi tên thành TrườngĐại học Nha Trang

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 76 - 83)

phó Bí thư, Vũ Văn Xứng UV Thường vụ, Nguyễn Văn Ba, Trần Đình Chất, Hoàng Thị Bích Đào, Trần Danh Giang, Nguyễn Tiến Hóa, Hà Việt Hùng, Trần Thị Luyến và Đỗ Văn Ninh.

Tháng 11/2000, Nhà trường đón nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho hai thầy Thái Văn Ngạn và Nguyễn Văn Động vì những đóng góp xứng đáng của hai thầy vào việc đào tạo kỹ sư ngành Khai thác thủy sản Việt Nam.

Thành lập phòng Kế hoạch - Tài chính, ông Hoàng Hoa Hồng Trưởng phòng, ông Phạm Châu Kế toán trưởng. Bộ phận Kế hoạch của phòng này là cơ quan tham mưu và đầu mối triển khai các dự án mang tính chiến lược.

Bổ nhiệm ông Phan Thanh Liêm quyền Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, ông Trần Danh Giang quyền Trưởng phòng Đào tạo, ông Hoàng Tùng trợ lý Hiệu trưởng về hợp tác quốc tế.

Năm 2001, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Khoa Chế biến và Hiệu trưởng Quách Đình Liên. Phong hàm Giáo sư cho PGS.TS Nguyễn Trọng Nho.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX 1 xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”, xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế đến 2010, trong đó giáo dục & đào tạo, khoa học và công nghệ được quan tâm đặc biệt nhằm tăng cường nguồn nhân lực và tiềm lực cho đất nước.

Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Nam Trung bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhấn mạnh định hướng phát triển vùng: “Phát triển ngành kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ gắn liền với việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, phát triển du lịch quốc tế và nội địa. Phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến. Coi trọng và phát triển vốn rừng, gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái... phát triển kinh tế xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia.”

Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa được phát động trên tất cả các lĩnh vực và bằng nhiều sắc thái, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao ở mọi hoạt động của xã hội.

1

Trước tình hình đó, Trường Đại học Thủy sản cần phải đánh giá lại một cách toàn diện năng lực của mình để có một cách nhìn hệ thống, khoa học, chuẩn bị định hướng lâu dài cho sự phát triển vào đầu của thế kỷ XXI.

Tiến hành xây dựng Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường Đại học Thủy sản đến năm 20101 nhấn mạnh nâng cao hơn nữa nguồn lực của Trường Đại học Thủy sản tiến đến một đại học đa ngành, với những nội dung chính:

- Mở rộng quy mô đào tạo và cơ cấu ngành nghề:đến 2005, tuyển sinh hàng năm 2000 đại học cao đẳng, 30-50 cao học và NCS, 500-800 trung cấp. Đến 2010 dung lượng đào tạo sẽ khoảng 12.000 sinh viên. Nâng cao chất lượng 5 ngành truyền thống, mở thêm các ngành mới theo nhu cầu của khu vực, đến 2010 có khoảng 20 -25 mã ngành đào tạo.

- Mở rộng bộ máy tổ chức, đặc biệt là khối chuyên môn. Từ 6 khoa năm 2000 lên 11 khoa (2005) và 15 khoa (2010). Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đến 2005 là 466 người, 2010 là 641 người, trong đó 50% có trình độ trên đại học. Cán bộ quản lý từ 90 lên 121 người.

- Đầu tư cơ sở vật chất đến 2010: diện tích cần có là 80 ha, xây dựng thêm 32.000 m2 với khoảng 320 tỉ đồng.

Đề án thể hiện khá rõ nét diện mạo của một trường đại học đa ngành trong tương lai gần, tạo thế và định hướng cho các nguồn lực của Trường phát triển mạnh mẽ, lâu dài. Đề án được Đảng ủy thông qua, coi đó là quyết tâm của toàn trường trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Trên cơ sở đó, xây dựng Báo cáo khả thi Dự án đầu tư cải tạo xây dựng Trường Đại học Thủy sản giai đoạn 2000-2005, nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm các yêu cầu cần thiết để trở thành trung tâm đào tạo, khoa học công nghệ lớn tại Nam Trung Bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dự án ngày 28/8/2001 với tổng kinh phí hơn 109 tỉ đồng.

Đến năm 2002, bộ máy tổ chức của Trường gồm 6 khoa với 21 bộ môn, 10 phòng ban chức năng, 8 trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phục vụ.

Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Khoa Khai thác và Phó Hiệu trưởng Thái Văn Ngạn, phong chức danh Phó Giáo sư cho TS Nguyễn Văn Động2 và TS Nguyễn Văn Nhận. Tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho thầy Nguyễn Quang Minh và cô Trần Thị Luyến.

1Dự án này đã được xúc tiến từ tháng 10 năm 1998

Triển khai xây dựng kế hoạch cán bộ đến 2010, đổi mới quy trình tuyển chọn giáo viên, phân cấp mạnh mẽ cho các khoa, biên chế trợ lý khoa để tự chủ toàn bộ công tác giáo vụ tại khoa.

Tiếp tục mở rộng quy mô và cơ cấu ngành nghề, điều chỉnh linh hoạt và hoàn chỉnh một bước cơ chế đào tạo tín chỉ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho nâng chỉ tiêu tuyển sinh đại học hàng năm tăng 10% so với năm trước.

Đến năm học 2002 - 2003, đã có 23 mã ngành đào tạo, trong đó mở thêm 11 mã ngành mới 1. Triển khai biên soạn bộ giáo trình các chuyên ngành thủy sản truyền thống, nhằm góp phần khẳng định vị trí đầu ngành Thủy sản.

Tổ chức thi tuyển viên chức theo quy định. Đến năm 2002 đã thi 4 đợt tuyển được 74 giảng viên mới, nâng số lượng cán bộ giảng dạy lên 250 người2.

Tiếp tục tuyển các lớp cao học và nghiên cứu sinh. Đến năm 2002 đã đào tạo được 93 thạc sĩ và tiến sĩ3. 76 học viên cao học và 36 nghiên cứu sinh đang tiếp tục học tại trường.

Triển khai hàng chục đề tài cấp bộ và nhiều đề tài cấp trường. Các đề tài đều hướng tới tính công nghệ cao trong một số lĩnh vực giảng dạy. Đặc biệt sau 10 năm đổi mới đã có 60 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước và các tổ chức trên thế giới. Một số dự án quốc tế đang được triển khai như NUFU, SRV2701(NaUy)4, AIT (Thái Lan), Đan Mạch ...với kinh phí hàng triệu đô la Mỹ. Quan hệ khá tốt với Đại học Thủy sản Thượng Hải, Đại học Hải dương Trạm Giang (Trung Quốc). Chuẩn bị kế hoạch tham gia Hiệp hội Đại học Đông Nam Á và tham gia Hiệp hội Các trường đại học có sử dụng tiếng Pháp... Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều cán bộ có cơ hội được đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài theo chương trình các dự án, họ có điều kiện tiếp thu kiến thức tiên tiến và những tư duy mới về hoạt động của một trường đại học hiện đại.

Tháng 3/2003, Khoa Đại học Đại cương được đổi tên thành Khoa Khoa học Cơ bản.

Tháng 6 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Khánh Hoà trực thuộc Trường Đại học Thuỷ sản5. Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm.

Năm 2003, Nhà nước phong hàm PGS cho TS. Phạm Hùng Thắng.

Về xây dựng cơ sở vật chất:

Tỉnh Khánh Hòa tạo điều kiện mở rộng diện tích đáp ứng yêu cầu của đại học đa ngành.

1 Hệ đại học có 18 mã ngành: Khai thác, An toàn hàng hải, Hải dương học, Cơ khí tàu thuyền, Cơ khí động lực tàu thủy, Cơ khí động lực ô tô, Cơ khí chế tạo, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ nhiệt lạnh, Kinh tế thủy sản, Kinh tế thương mại, Quản lý kinh doanh, Quản lý kinh doanh du lịch, Kế toán doanh nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, Côngnghệ thông tin. Hệ Cao đẳng, ngoài 7 mã ngành như bậc đại học, mở thêm 2 mã ngành Cơ điện và Điện lạnh. Hệ Trung cấp ngoài Cơ khí động lực, còn có 2 mã ngành mới Lập trình quản lý1và Tin học kế toán). Những mã ngành in nghiêng được mở từ năm học 2001-2002.

2

Năm 2002, tổng số cán bộ toàn trường là 404 người.

3

Nâng tỉ lệ này lên 48% trong tổng số cán bộ giảng dạy.

4Kinh phí khoảng 3 triệu USD.

Sau khi giao cho Trường 1ha1 để xây dựng Thư viện (năm 1999), năm 2001 tỉnh giao tiếp 24,7 ha đất tại Cam Ranh2 để triển khai dự án xây dựng Trại thực nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tỉnh cũng bàn giao cho Trường khuôn viên cơ sở 2 của Trường Chính trị3 để mở rộng khu làm việc, học tập với diện tích đất hơn 3,5 ha, trong đó có khoảng 2500 m2 công trình xây dựng cũ. Tháng 4/2002, các khoa Kinh tế, khoa Khoa học đại cương, bộ môn Mác - Lê Nin chuyển sang khu vực này.

Tiến hành quy hoạch tổng thể khuôn viên, lần lượt xây dựng các khu giảng đường, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà thí nghiệm trung tâm, thư viện, ký túc xá... với diện tích xây dựng khoảng 15000m2, kinh phí trên 20 tỉ đồng bằng nguồn vốn từ nhiều nguồn ngân sách và trích từ học phí.

Đầu tư nâng cấp hệ thống mạng đào tạo và nghiên cứu khoa học toàn trường; thiết lập website Trường Đại học Thủy sản, mở 12 cổng internet cho các đầu mối cần thiết. Trang bị các thiết bị điện tử hiện đại phục vụ đào tạo, quản lý, đặc biệt là phục vụ dạy, học.

Mọi nỗ lực đều hướng tới việc xây dựng Trường Đại học Thủy sản trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn nhất của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

ĐỔI TÊN THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII tổ chức vào ngày 11/12/2003.

Nội dung chủ yếu của nghị quyết đại hội: tiếp tục khai thác mọi nguồn lực để phát triển các chuyên ngành truyền thống trở thành thế mạnh và mũi nhọn, đồng thời tăng cường mở rộng ngành nghề đào tạo để tiến tới một đại học đa ngành. Đẩy mạnh liên kết với các cơ sở sản xuất, địa phương thông qua những công trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, bức xúc của thực tiễn. Mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, xây dựng các mối quan hệ hợp tác thiết thực hiệu quả. Kiện toàn tổ chức theo hướng cải cách hành chính và phân cấp quản lý…

Đại hội bầu ra Ban chấp hành gồm 11 đồng chí: Vũ Văn Xứng Bí thư, Quách Đình Liên phó Bí thư, Đỗ Văn Ninh UV Thường vụ, Nguyễn Văn Ba, Hoàng Thị Bích Đào, Trần Danh Giang, Nguyễn Tiến Hóa, Hoàng Hoa Hồng, Hà Việt Hùng, Phan Thanh Liêm và Trần Thị Luyến.

1 Khu nhà thờ Tin lành đối diện Nhà nghỉ Công đoàn Hòn Chồng, nay là cơ sở của Trường Đại học Tôn Đức Thắng..

2Theo Quyết định số 4589/QĐ-UB ngày 25/12/2001 của UBND tỉnh Khánh hòa.

3Theo Công văn số 168CV/TU của Thường trực Tỉnh ủy KH, Biên bản bàn giao của Trường Chính trị Khánh Hòa cho Trường ngày 07/1/2002. Cơ sở này nguyên là của Tu viện Dòng Thánh Fancico bàn giao cho tỉnh năm 1978.

Ngày 02.10.2004 Trường long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày Truyền thống. Cán bộ và sinh viên toàn trường xác định rõ quyết tâm tiếp tục đưa Nhà trường phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới.

Nhân dịp này, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Trường Đại học Thủy sản; Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Trọng Cẩn, Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Nguyễn Quang Minh và ông Nguyễn Văn Ba.

Năm 2004, Nhà nước cũng phong hàm PGS cho TS.Nguyễn Văn Ba.

Xây dựng đề án “Đổi tên Trường Đại học Thủy sản thành Trường Đại học Nha Trang”

Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, ý kiến của tỉnh Khánh Hòa và Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như từ tình hình kinh tế xã hội của khu vực, xu thế chung của các trường, được sự đồng thuận của toàn Trường, từ năm 2004 Trường bắt đầu triển khai xây dựng đề án.

Đổi tên Trường được xác định là nhu cầu tất yếu, vừa phù hợp với tình hình khách quan và xu thế hội nhập quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cũng như nguyện vọng thiết tha của nhân dân địa phương về quyền được học tập và công tác của con em ngay trên quê hương của họ. Việc đổi tên Trường vừa đảm bảo nhu cầu nhân lực khoa học kỹ thuật phục vụ nghề cá, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực đa ngành trình độ cao cho khu vực.

Đề án đặt ra các mục tiêu và giải pháp phát triển Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất, dự kiến hiệu quả kinh tế xã hội và đề ra kế hoạch triển khai thực hiện.

Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đặc biệt ủng hộ1, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đầu năm 2005, TS Thái Văn Ngạn Phó Hiệu trưởng đến tuổi nghỉ hưu. PGS.TS Nguyễn Văn Ba được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng.

Tháng 7/2005, PGS.TS Trần Thị Luyến được trao Giải thưởng Covalepskaia2. Năm 2005, Nhà nước phong hàm PGS cho TS.Lại Văn Hùng.

Ngày 10/8/2005, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đến thăm và làm việc tại Trường. Thực hiện chủ trương tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Nam Bộ của Chính phủ, Trường Đại học Thủy sản được giao nhiệm vụ mở cơ sở đào tạo tại tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2003, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao 54,5 ha đất3 tại xã Vĩnh Hòa, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành để Trường xây dựng dự án.

1 Tờ trình số 496/UB ngày 17/02/2005 gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT, Công văn 890/UB ngày 17.3.2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa gửi Bộ GD&ĐT.

2Của Ủy ban Giải thưởngCovalepskaia thế giới kết hợp với Nhà nước Việt Nam tặng thưởng cho những nhà khoa học nữ vượt qua khó khăn và có những công trình khoa học giá trị.

Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ XVIII được tổ chức vào ngày 26 và 27/10/2005.

Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ và nhấn mạnh công tác lãnh đạo trọng tâm là: tiếp tục mở rộng ngành đào tạo và tăng dần quy mô đào tạo. Phấn đấu trở thành một trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước về thủy sản và một số lĩnh vực khác. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và điều kiện đáp ứng yêu cầu của một trường đại học đa ngành…

Đại hội bầu ra Ban chấp hành gồm 15 đồng chí: Vũ văn Xứng Bí thư, Nguyễn Tiến Hóa phó Bí thư thường trực, Nguyễn Văn Ba phó Bí thư, Đỗ Văn Ninh và Quách Hoài Nam UV Thường vụ, Chu Lê Dung, Bùi Đức Dương, Trần Danh Giang, Hoàng Hoa Hồng, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Phan Thanh Liêm, Lê Phước Lượng, Mai Thị Tuyết Nga1, Phạm Hùng Thắng và Nguyễn Hữu Trọng.

Tháng 1/2006, Chính phủ quyết định thành lập đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Đại học Thủy sản đặt tại tỉnh Kiên Giang2. Tháng 4/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)