Phụ lục 4: Chủ tịch Công đoàn Trường

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 97 - 98)

đó Khoa Cơ khí ĐH Nha Trang tuyển chọn sinh viên để học lớp tiếng Séc (3 tháng) tại Nha Trang, sau đó xin visa sang Séc học (ngành Cơ khí). Như vậy toàn bộ thời gian học của sinh viên là ở Séc.

thạc sĩ tại Trường Đại học Nha Trang; hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, và sau tiến sĩ tại NaUy…

Nội dung hợp tác quốc tế tập trung vào việc trao đổi cán bộ, sinh viên, thông tin khoa học, kinh nghiệm tổ chức quản lý; hợp tác đào tạo, triển khai các dự án nghiên cứu, trao đổi kỹ thuật – công nghệ mới, hội thảo, hội nghị khoa học...

Nhờ các hoạt động hợp tác quốc tế, năng lực đào tạo và nghiên cứu của Trường đã được nâng cao. Trên 60% tổng số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Trường được tăng cường đáng kể. Thông qua đó, vị thế của Trường ngày được nâng lên.

Từ năm 2012 đến 2014, Trường đã thiết lập được 24 đối tác mới là các trường, viện nghiên cứu của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới: Hàn Quốc, Mỹ, Iceland, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Thái Lan, Úc, Italia, Séc…; tổ chức và phối hợp tổ chức trên 20 hội thảo, hội nghị, tập huấn KHCN có yếu tố nước ngoài, trong đó có nhiều hội thảo quốc tế lớn1. Ngoài ra đã tổ chức cho 123 lượt cán bộ đã được cử đi tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và tham gia hội thảo ở nước ngoài...

Tháng 4.2013 Trường đưa vào sử dụng trang web tiếng Anh; tháng 6.2013 ra Bản tin hợp tác đối ngoại tích hợp trong website của Trường. Đây là 2 kênh tiếng Anh có tác dụng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tạo thêm kênh kết nối quan trọng giữa Nhà trường ra thế giới.

Cùng với các hoạt động hợp tác quốc tế, công tác hợp tác trong nước cũng đã được đẩy mạnh:

Nhà trường đã thiết lập được quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các địa phương, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh nghề cá trong cả nước. Thường xuyên nhận được thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo các bậc học, các ngành học, nhu cầu chuyển giao khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thủy sản. Nhiều cơ quan, xí nghiệp lớn trong và ngoài ngành thủy sản đã cấp học bổng cho sinh viên, hỗ trợ sinh viên thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp về làm việc...

Nhà trường đã ký kết hàng chục hợp đồng KHCN với ngành thủy sản các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Bến Tre, Đắc Nông, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh.v.v nhằm giải quyết các vấn đề khoa học phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo cầu nối giữa đào tạo, NCKH của Trường với thực tiễn sản xuất, xã hội.

Một phần của tài liệu LS_55nam_DHNT_1959_2014 (Trang 97 - 98)