Dung sai lắp ghép ren

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 30 - 31)

2. Dung sai mối ghép ren

2.2. Dung sai lắp ghép ren

- Ren được tập hợp bởi nhiều yêu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản liên quan đến tính đổi lẫn chức năng của ren: đường kính trung bình, đường kính ngoài, đường kính trong, bước ren và góc prôfin ren. Sai số của các yếu tố cơ bản: bước ren, góc prôfin ren đều ảnh hưởng đến tính đổi lẫn của ren. Nhưng những sai số đó đều có thể coi như sai số của đường kính trung bình. Sửa lại đường kính trung bình là có thể đăth được tính đổi lẫn, do đó trong tiêu chuẩn quy định dung sai đường kính trung bình.

TCVN 2249 -77 và TCVN 2250- 77 quy định dung sai đường kính trung bình hý hiệu là b –đó là dung sai quy định cho đường kính trung bình biểu kiến, nó gồm 3 thành phần và được tính theo công thức:

b = ITd2 + ITfp + ITf

hay b = ITd2 + 1,732ITp + 0,36p IT/2

Trong đó: ITd2là dung sai của bản thân đường kính trung bình ITfp là dung sai lượng bù hướng tâm của sai số bước ren ITflà dung sai lượng bù hướng tâm của sai số góc /2 ITp là dung sai bước ren

IT/2 là dung sai góc /2

Tiêu chuẩn chỉ quy định dung sai đường kính trung bình mà không quy định dung sai riêng cho từng yếu tố ITp và IT/2.

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 31 Dung sai đường kính ngoài và đường kính trong chỉ quy định sao cho tránh có độ dôi theo các yếu tố đó, nghĩa làĐường kính ngoài dbu lông Dđai

Đường kính trong d1bu lông D1đai

Những yếu tốcó liên quan tới cạnh của prôfin ren là đường kính trung bình, góc prôfin ren và bước ren. Vid thế có trường hợp đường kính trung bình của bu lông và đai ốc bằng nhau nhưng có sai số bước và sai số góc prôfin thì cũng không lắp được, muốn lắp được phải giảm đường kính trung bình của bu lông và tăng đường kính trung bình của đai ốc để bù sai số bước và sai số góc prôfin. Như vậy ta đã thay đường kính trung bình của bu lông và đai ốc bằngbằng đường kínhtrung bình mới do sai số bước fp và sai số góc prôfin f gây ra. Đường kính trung bình mới này gọi là đường kính trung bình biểu kiến

* Lắp ghép ren hệ mét

Lắp ghép ren cũng có đặc tính như lắp ghép trơn là: lắp có độ hở, lắp có độ dôi và lắp trung gian. Trong chương này chúng ta chỉ đi nghiên cứu lắp ghép ren có độ hở thường dùng cho ren kẹp chặt và ren truyền động.

Lắp ghép ren được hình thành bằng cách phối hợp các miền dung sai kích thước ren ngoài và ren trong.

Giá trị sai lệch giới hạn các kích thước ren ứng với các miền dung sai được quy định theo TCVN 1917 – 93.

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)