Nguyên lý làm việc của panme

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 62 - 65)

4. Pan me

4.1. Nguyên lý làm việc của panme

Panme là loại thước đo có vít vi cấp, có cấp chính xác cao, đo được các kích thước chính xác tới 0,01mm. Nó bao gồm các loại: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu...

Tất cả các loại pan me đều dựa trên nguyên tắc chuyển động của vít và đai ốc, trong đó biến chuyển động quay thành chuyển động đi lại của đầu đo. Nếu vít có bước ren là S thì khi vít quay n vòng đầu đo sẽ dich chuyển một đoạn là L = nS (mm):

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 63 Nguyên lý này cũng còn được ứng dụng nhiều trong các dụng cụ đo và các máy đo khác.

4.2. Cách sử dụng. 4.2.1. Panme đo ngoài

* Công dụng:

Panme đo ngoài dùng đo các kích thước: chiều dài, chiều rộng, độ dài, đường kính ngoài của chi tiết.

Panme đo ngoài có nhiều cỡ, giới hạn đo của từng loại là:0-25; 25-50; 50- 75; 75-100; 100-125; 125-150; 150-175; 175-200; 200-225; 225-250; 250-275; 275-300; 300-400; 400-500; 500-600 mm.

* Cấu tạo

Trên ống số 7 có khắc vạch 1mm và 0,5mm. Trên mặt côn của ống di động 10 được chia ra 50 khoảng bằng nhau và có 50 vạch. Bước ren của vít vi cấp là 0,5mm. Vì vậy khi ống 10 quay đi 1vạch (quay 1/50 vòng) thì vít tịnh tiến một đoạn là L = 0,5x

50 1

= 0,01mm. Ta nói giá trị mỗi vạch trên thước động (ống 10) là 0,01mm.

Trên panme còn có núm 9 ăn khớp với chốt dùng để giới hạn áp lực đo. Khi mỏ đo động tiếp xúc với vật đo đủ áp lực cần thiết, ta vặn núm 9 các răng sẽ trượt lên nhau làm cho thước động 10 và đầu đo động 11 không quay và không tịnh tiến thêm nữa. Đai ốc 6 dùng để hãm chặt đầu đo động 11 với ống 7cho khỏi xê dịch khi đọc trị số đo.

* Cách sử dụng

+ Cách đọc trị số trên panme:

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 64 Dựa vào mép thước động số 6, đọc được milimét và nửa milimét ở trên ống cố định số 3.

Dựa vào vạch chuẩn trên ống cố định số 3, đọc được phần trăm milimét ở trên mặt côn của thước động 6.

Ví dụ: Đọc trị số kích thước trên hình 3.8

Theo mép thước 10 ta đọc được 7 mm ở trên ống số 7. Theo vạch chuẩn trên ống số 7 ta đọc được 0,38mm trên phần côn của thước động 10.

Vậy trị số đo là L = 7 + 0,38 = 7,38 mm

Theo mép thước 10 ta đọc được 7,5 mm ở trên ống số 7. Theo vạch chuẩn trên ống số 7 ta đọc được 0,22mm trên phần côn của thước động 10.

Vậy trị số đo là L = 7,5 + 0,22 = 7,72 mm + Cách đo:

Trước khi đo phải kiểm tra xem panme có chính xác không. Panme chính xác khi hai mỏ đo tiếp xúc đều và khít với nhau thì vạch 0 trên mặt côn của ống 6 thẳng hàng với vạch chuẩn trên ống 3, vạch 0 trên ống 3 trùng với mép ống 6 (đối với loại panme 0 – 25mm).

Ngoài ra có thể dùng căn mẫu kiểm tra số đọc trên panme có đúng với kích thước căn mẫu không.

Khi đo tay trái cầm thân panme, tay phải vặn cho đầu đo tiến sát vật đo cho tới khi gần tiếp xúc thì vặn núm 8 cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.

Cần chú ý

Phải giữ cho đường tâm của hai mỏ đo trùng với kích thước cần đo.

Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo mới đọc trị số do thì cần vặn đai ốc số 5 để hãm cốđịnhđầuđo động trước lúc lấy panme ra khỏi vậtđo.

4.2.2. Panme đo trong

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 65 Panme đo trong dùng để đo đường kính lỗ, chiều rộng rãnh từ 50mm trở lên. * Cấu tạo:

Gồm thân trên có nắp đầu đo cố định, nắp, vít hãm. Phía phải của thân có ren trong để lắp vít vi cấp. Vít vi cấp này được giữa cốđịnh vớiống cốđịnh bằng nắp trên có đầuđo động. Đặcđiểm của panme trong là không có bộ phận khống chế áp lựcđo.

Để mở rộng phạm vi đo, mỗi panme đo trong bao giờ cũng kèm theo những trục nối có chiều dài khác nhau. Như vậy chỉ dùng một panme đo trong có thể đo dược nhiều kích thước khác nhau như: 75-175; 75- 600; 150 -1250 mm ...

* Cách sử dụng:

Cách đọc trị số trên panme đo trong cũng giống như panme đo ngoài. Nhưng cần chú ý, khi panme có lắp trục nối thì kết quả đo bằng trị số đọc trên panme cộng thêm chiều dài trục nối.

Khi đo cần chú ý giữ cho panme ở vị trí cân bằng, nếu đặt lệch, kết quả đo sẽ kém chính xác. Vì không có bộ phận giới hạn áp lực đo nên khi đó cần vặn để tạo áp lực đo vừa phải, tránh vặn quá mạnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)