Sai lệch và dung sai vị trí

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 37 - 39)

2. Dung sai mối ghép ren

1.3. Sai lệch và dung sai vị trí

Sai số vị trí tương quan giữa các bề mặt là lượng sai lệch lớn nhất giữa bề mặt thực, đường tâm hay trục đối xứng của các bề mặt so với mặt chuẩn nào đó. Về trị số của sai số hình dáng và sai số vị trí không được phép lấy bằng dung sai của kích thước tương ứng mà thường lấy bằng (

4 1 2

1 )T

+ Độ không song song( sai lệch độ song song)

- Sai lệch độ song song của mặt phẳng bằng hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa các mặt phẳng áp trong giới hạn phần chuẩn

- Sai lệch độ song song của đường tâm với mặt phẳng hoặc mặt phẳng với đường tâm bằng hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa đường tâm và mặt phẳng trong giới hạn chiều dài chuẩn.`

Hình 3.7

Hình 3.8

// 0,01 A

A

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 38 - Sai lệch độ song song các đường tâm( hoặc đường thẳng) trong không gian là tổng hình học các sai lệch độ song song của đường tâm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Trong đó một là mặt phẳng chung của đường tâm.

+ Sai lệch về độ vuông góc( độ không vuông góc)

- Sai lệch về độ vuông góc giữa hai mặt phẳng là sai lệch góc giữa các mặt phẳng so với góc vuông biểu thị bằng đơn vị dài trên chiều dài phần chuẩn.

- Sai lệch về độ vuông góc của mặt phảng hoặc đường tâm đối với đường tâm là sai lệch góc giữa mặt phẳng hoặc đường tâm và đường tâm chuẩn so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài trên chiều dài của phần chuẩn.

+ Sai lệch về độ đồng tâm

- Sai lệch về độ đồng tâm đối với đường tâm bề mặt chuẩn là khoảng cách lớn nhất giữa đường tâm của bề mặt khảo sát với đường tâm của bề mặt chuẩn trên chiều dài chuẩn.

- Sai lệch độ đồng tâm đối với đường tâm chung là khoảng cách lớn nhất 

giữa đường tâm của bề mặt khảo sát với đường tâm của bề mặt chuẩn trên chiều dài chuẩn L (L1 hoặcL2).

+ Sai lệch về giao nhau

- Sai lệch về độ giao nhau của các đường tâm là khoảng cánh nhỏ nhất giữa các đường tâm giao nhau danh nghĩa.

Hình 3.10. Sai lệch về độ vuông góc

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 39

+ Sai lệch về độ đảo

- Sai lệch về độ đảo mặt đầu là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của prôfin thực của mặt mút tới mặt phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn.

- Sai lệch về độ đảo hướng kính là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của prôfin thực của bề mặt quay tới đường tâm chuẩn trong mặt cắt vuông góc với đường tâm chuẩn.

+ Sai lệch về độ đối xứng

- Sai lệch về độ đối xứng đối với mặt phẳng đối xứng của yếu tố chuẩn là khoảng cách lớn nhất giữa mặt phẳng( đường tâm) đối xứng của phần tử được khảo sát và mặt phẳng đối xứng của phần tử chuẩn trong giới hạn phần chuẩn.

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)