Cấp chính xác chế tạo ren hệ mét

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 31 - 34)

2. Dung sai mối ghép ren

2.3. Cấp chính xác chế tạo ren hệ mét

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 32 TCVN 1917 – 93 quy định các cấp chính xác chế tạo ren hệ mét lắp có độ hở theo bảng sau:

Trị số dung sai đường kính ren ứng với các cấp chính xác khác nhau tra theo bảng TCVN 1917 – 93.

* Ghi ký hiệu sai lệch và lắp ghép ren trên bản vẽ

Trên bản vẽ, lắp ghép ren cũng được ký hiệu dưới dạng phân số sau ký hiệu ren. Ví dụ M12x1- g g H 6 7 7 .

Ký hiệu lần lượt là ren hệ mét đường kính 12 mm, bước ren p = 1. Miền dung sai đường kính trung bình D2 và đường kính trong D1 đều là 7H. Miền dung sai đường kính trung bình d2 là 7g, đường kính ngoài d là 6g. Trên bản vẽ chi tiết, từ ký hiệu lắp ghép trên ta có thể ghi ký hiệu tren bản vẽ chi tiết như sau:

M12x1-7H đối với ren đai ốc M12x1-7g6g đối với ren ngoài.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trong hệ thống TCVN trị số dung sai của các cấp chính xác từ 5 đến 17 được xác định như thế nào?

2. Tiêu chuẩn dung sai lắp ghép bề mặt trơn TCVN 2244- 99 quy định bao nhiêu cấp chính xác, ký hiệuvà phạm vi sử dụng của chúng như thế nào ?

3. Có bao nhiêu sai lệch cơ bản? Ký hiệu từng loại?

4. Thế nào là hệ thống lắp ghép lỗ và trục cơ bản ? Vẽ hình minh hoạ.

5. Nêu phạm vi ứng dụng của một số lắp ghép trong kiểu lắp lỏng tiêu chuẩn. 6. Nêu phạm vi ứng dụng của một số lắp ghép trong kiểu lắp chặt tiêu chuẩn. 7. Nêu phạm vi ứng dụng của một số lắp ghép trong kiểu lắp trung gian tiêu chuẩn. 8. Trình bày dung sai lắp ghép ren?

BÀI TẬP Bài 1: Cho các kiểu lắp trụ trơn ghi trong dưới đây

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 33 - Hãy lập sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép

- Lắp ghép đã cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Xác đinh độ hở, độ dôi giới hạn của chúng. TT DN (mm) Kiểu lắp 1 50 6 7 Js H và 6 7 h Js 2 92 6 7 k H và 6 7 h K 3 124 6 7 n H và 6 7 h N

Gợi ý làm bài : Dùng bảng dung sai tra sai lệch giới hạn theo các ký hiệu ta sẽ tìm được sai trên, sai dưới của lắp ghép và sẽ vẽ được sơ đồ lắp ghép. Sau khi có sơ đồ lắp ghép sẽ xác định được đặc tính của các mối ghép và tính toán.

Bài 2:: Một lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ sở trong đó DN = dN= 120mm. Dung sai của chi tiết lỗ TD =0,032mm, dung sai của chi tiết trục Td = 0,024mm, độ hở giới hạn nhỏ nhất Smin = 0,012mm.

-Vẽ sơ đồ lắp ghép xác định tính chất của mối ghép. - Tính trị số mỗi ghép vừa xác định.

Gợi ý làm bài : Dựa vào giả thiết đã cho lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ sở ta có EI = 0, mà lắp ghép đã cho TD ;Td; và Smin ta lần lượt tìm được các giá trị sai lệch ES, es, ei sau đó vẽ được sơ đồ lắp ghép xác định được đặc tính của mối ghép và tính toán ( cho

biết lắp ghép đã cho có độ hở)

Bài 3:: Một lắp ghép theo hệ thống trụccơ sở trong đó DN = dN = 210mm. Dung sai của chi tiết lỗ TD =0,022mm, dung sai của chi tiết trục Td = 0,034mm, độ hở giới hạn lớn nhất Smax = 0,01mm.

-Vẽ sơ đồ lắp ghép xác định tính chất của mối ghép. - Tính trị số mỗi ghép vừa xác định.

Gợi ý làm bài : Dựa vào giả thiếtđã cho lắp ghép theo hệ thống trục cơ sở ta có es =

0, mà lắp ghép đã cho TD ;Td; và Smax ta lần lượt tìm được các giá trị sai lệch ei, ES,

EI, sau đó vẽ được sơ đồ lắp ghép xác định được đặc tính của mối ghép và tính toán

[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 34

CHƯƠNG 3. DUNG SAI HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT 1. Sai lệchhình dạng và vị trí bề mặt

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (nghề hàn) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)