Kỹ thuật hàn

Một phần của tài liệu Giáo trình môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 33 - 34)

7.1. Nitơ khô

Sử dụng nitơ khô, theo yêu cầu của AS / NZ C.O.P, khi hàn để đảm bảo không carbonisation nội thất của ống và do đó hạn chế ô nhiễm ( muội ) trong đường ống.

7.2. An toàn cá nhân (MSDS - nitơ) - Mối nguy hiểm liên quan đến khí N2 - Mối nguy hiểm liên quan đến khí N2

+ Gây bỏng

Nhiệt độ của N2 lỏng khoảng –196 độ C, do đó khi chạm da vào N2 lỏng sẽ bị bỏng lạnh. Nếu để lâu có thể bị hoại tử, thậm chí bị tử vong. Loại tai nạn này thường gặp nhiều nhất tại các trạm sản xuất, sang chiết N2 lỏng. Nhiều người đã bị N2 lỏng văn bắn vào mắt gây mù lòa.

+ Gây ngạt

Gây ngạt thở khi khí Nitơ hoá hơi với khối lượng lớn trong không gian kín (chiếm chỗ ôxy). Bình thường ôxy chiếm khoảng 21% trong không khí, là môi trường an toàn cho con người. Khi lượng Ôxy dưới 19.5% được xem là môi trường thiếu Ôxy.

+ Nổ thiết bị chứa

Nếu nitơ lỏng bị lưu trữ trong không gian kín, nếu sự hóa hơi quá đột ngột do sự gia tăng áp suất có thể gây nổ. Một tai nạn nổ do khí N2 đã từng xảy ra tại một phòng thí nghiệm khiến một nhân viên phòng thí nghiệm bị tử vong khi người này đổ N2 lỏng xuống đường ống thoát nước.

+ Sụp thiết bị

Do nhiệt độ của N2 lỏng rất thấp nên khi đưa N2 vào trong thiết bị, bể chứa có thể làm cho các chất khí bên trong ngưng tụ tạo nên chân không gây sụp thiết bị.

+ Cháy nổ

Do nhiệt độ sôi của Oxy cao hơn so với N2, do đó oxy có thể bị ngưng tụ từ không khí vào trong N2 lỏng. Oxy lỏng có khả năng phản ứng dữ dội với các hợp chất hữu cơ gây cháy nổ.

+ Ảnh hưởng đến vật liệu

Do nhiệt độ của N2 lỏng rất thấp nên trong một số trường hợp vật liệu khi tiếp xúc với N2 lỏng có thể bị nứt vỡ, biến dạng do ứng suất biến dạng không đồng đều.

7.3. Gắn nitơ khô tới mạng đường ống

- Bình nitơ có áp suất cao (khoảng 20.000KPa)do vậy luôn luôn sử dụng một bộ điều chỉnh nitơ để kiểm soát áp suất dòng chảy

- Khi dung Nitơ trong qua trình hàn phải đảm bảo lưu lượng nitơ được giữ ở mức tối thiểu không có áp lực lưu động lớn trong ống trong khi hàn

33 7.4. Kỹ thuật hàn.

Các bước thao tác hàn đồng

1.Làm sạch ống nối và kiểm tra các chi tiết hàn

- Lau sạch dầu mỡ và dính bẩn khỏi các chi tiết hàn - Các chi tiết hàn không được có bavia và biến dạng

- Hai đầu ống lồng vào nhau dễ dàng chưa. chú ý, không đẻ hai ống lồng vào nhau quá sít vì nh vậy lượng thuốc hàn chảy vào sẽ quá Ýt nên mối hàn không tốt.

2.Điều chỉnh ngọn lửa 3. Nung sơ bộ

- Nung xung quanh ống một cách đồng đều.

- Hướng thẳng ngọn lử hàn vào tâm ống chính nung đến khi kim loại chỗ hàn có màu đỏ tươi , thử đưa que hàn vào, nếu que hàn bắt đầu chảy là chứng tỏ ta đã nung núng đến nhiệt độ hàn tốt nhất.

4. Hàn

- Bắt đầu cho nóng chảy que hàn sau giai đoạn đốt nóng sơ bộ.

- Cho nóng chảy thật nhanh que hàn thành nước hàn(càng nhanh càng tốt ) chảy them vào khe hàn. Khi ở vành tiếp xúc hai đầu ống hình thành một vành hàn liêntục đều đặn là được. Nhấc que hàn ra. Không đụng chạm vào hai ống và mối hàn, để nguội tự nhiên, mối hàn sẽ rắn chắc.

5. Kiểm tra mối hàn

- Nước hàn chảy đều trên mối hàn

- Không có lỗ rũ hoặc giọt đọng kim loại trên mối hàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)