Chiến lược giá bán của kênh phân phối bán lẻ hiện đại

Một phần của tài liệu 2_DoanThuyDiem_QT1301K (Trang 98 - 99)

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, có thể nói đến rất nhiều chiến lược đa dạng được ứng dụng nhằm lôi kéo người tiêu dùng về phía mình. Nhưng một cách tổng quát, chiến lược giá cả của các nhà bán lẻ quốc tế cũng như Việt Nam được chia thành hai loại chính: EDLP (Every Day Low Price) và Hi-Lo (High background – Low promotion).

 EDLP : Chiến lược giá EDLP sẽ luôn duy trì giá thấp cho hầu hết các sản phẩm, ít khi thực hiện khuyến mại giảm giá. Các nhà bán lẻ theo chiến lược EDLP phải tập trung tạo dựng sự tín nhiệm của khách hàng đối với phương châm giá rẻ của mình.

 Hi-Lo:Các nhà bản lẻ theo chiến lược Hi-Lo thường có giá bình quân cao hơn EDLP (nguyên nhân của chữ Hi trong Hi-Lo), trong khi đó thường xuyên thực hiện các chiến dịch khuyến mại (thường là hàng tuần) có mức giảm giá rất lớn (giá thấp hơn EDLP, nguyên nhân của chữ Lo trong Hi-Lo) cho một số sản phẩm.

Sự Lựa Chọn Của Khách Hàng

Trong khi cùng được nhìn nhận như là những phương thức giúp tiết kiệm tiền khi mua sắm, vẫn có những ý kiến trái ngược nhau giữa các khách hàng về việc liệu phương cách nào giúp

tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn:

60% khách hàng lựa chọn các cửa hàng thực hiện EDLP. 40% khách hàng lựa chọn các cửa hàng thực hiện Hi-Lo.

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam thì hầu hết các nhà bán lẻ (retailers) sử dụng chiến lược hỗn hợp do vấn đề cạnh tranh, giành thị trường trong giai đoạn bùng nổ hiện nay. Big C hiện tại có vẻ thiên về khuyến mại, áp dụng chiến lược Hi-Lo nhưng thật ra cũng là cuộc đua của các nhà cung cấp. Bản chất chiến lược của Big C toàn cầu là EDLP, với công cụ cực kỳ lợi hại là các nhãn riêng (private-labels) được marketing rất bài bản giúp nâng cao hình ảnh EDLP của Big C. Ngược lại, các siêu thị trong nước dường như có vẻ yếu thế hơn hiện đang chủ yếu theo hướng khuyến mại. Lý do cho sự chọn lựa này dễ dàng thấy được là việc thực hiện khuyến mại đơn giản và ít tốn kém bằng cách đẩy cho nhà cung cấp làm. Thêm vào đó, quyền lực bên mua (purchasing power) chưa đủ lớn để tạo áp lực buộc các nhà cung cấp giảm giá bán (listing price) cộng với năng lực về xây dựng phát triển các nhãn riêng (private labels) còn khá hạn chế nên những nhà bán lẻ nội địa chưa thể thực hiện được chiến lược hỗn hợp giữa EDLP và Hi-Lo.

Một phần của tài liệu 2_DoanThuyDiem_QT1301K (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w