Một số khó khăn của tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 39 - 40)

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong

2.1.2. Một số khó khăn của tỉnh Bắc Kạn

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã gây những ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Bắc Kạn là tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa và nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé và chưa phát triển nên sản phẩm sản xuất ra

chưa có sức cạnh tranh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội rất thấp, khả năng đáp ứng về nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ

Bắc Kạn là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (hơn 80%), mặt bằng dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại; hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa thật ổn định, vững chắc là những yếu tố cản trở việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện chính sách xã hội. Thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, các nhà kinh doanh am hiểu và thích nghi với cơ chế thị trường

Quy mô kinh tế của tỉnh quá nhỏ, điều kiện địa lý, giao thông không thuận lợi nên không thu hút được các dự án đầu tư lớn; vấn đề cải cách hành chính và các chính sách thu hút đầu tư chậm đổi mới; nguồn nhân lực có chất lượng còn hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn có trình độ tay nghề cao…

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w