Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 78 - 80)

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong

3.1.7. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển

Doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước, tăng thu cho ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách xã hội… Với vai trò đó, Nhà nước cũng như các địa phương cũng cần phải có những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như:

Đó là các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động. Hay nói cách khác, đây là các giải ph áp nhằm tác động vào thị trường lao động để tạo ra

nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay, nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp.Tuy nhiên, về nông lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn lại có rất nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm có thương hiệu như miến dong Ba Bể và Na Rì, cam, quýt Quang Thuận, hồng không hạt, khoai tàu, bí đao… Do đó, song song với việc thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc thủ của tỉnh, cần phải có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm đầu ra, quảng bá sản phẩm đến với các địa phương khác trong cả nước… Có thể nói đầu tư là biện pháp tích cực nhất để tăng số chỗ làm việc cho người lao động, cần tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Ngoài ra cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để người lao động chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp trong thị trường lao động.

Đối với người lao động: Tạo điều kiện cho người lao động tham gia được vào thị trường lao động hoặc có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong các biện pháp hỗ trợ này. Bảo hiểm thất nghiệp một mặt hỗ trợ cho người lao động khi họ bị mất việc làm thông qua các trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác bảo hiểm thất nghiệp tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động, thông qua các khóa huấn luyện chuyển nghề, kỹ năng tìm việc làm…

HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn theo thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện thể chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, điển hình như Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 12/2014/QĐ -UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số

724/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 – 2020; Ngày 16/6/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh. Trong đó đề ra nhiệm vụ: Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh…

Hệ thống văn bản trên, cùng với sự triển khai tích cực của các cấp, các ngành là thuận lợi rất lớn để DN hoạt động và phát triển. DN phát triển, có thu nhập ổn định sẽ góp phần hạn chế được việc nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, làm gia tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w