Phát huy ý thức, nâng cao tay nghềcho đội ngũ công nhân

Một phần của tài liệu Huỳnh Thị Ngân - 49A QTNL (Trang 132 - 133)

5. Cấu trúc của đềtài

3.2.1.3 Phát huy ý thức, nâng cao tay nghềcho đội ngũ công nhân

Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lượng. Lao động được phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngược lại.

Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thayđổi, cải tiến công nghệ sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người công nhân phải có trìnhđộ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người laođộng, giúp họ hiểu được vai trò của mìnhđối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnhđạo của Công ty cần đề ra những tiêu chuẩn cụ thể. Các công nhân phải thoả mãnđược những yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khoẻ. Để không ngừng nâng cao về tri thức, trìnhđộ nghề nghiệp doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề... theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất. Ngoài ra, Công ty cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người giỏi nhất làm gương sáng trong lao động và học tập từ đó phát động phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt điều này không những chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp Công ty hoạt động ổn định và từng bước mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Huỳnh Thị Ngân - 49A QTNL (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w