7. Bố cục luận văn
2.2.1. Khái quát về các lễ hội tại Huế
Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Huế là điểm hội giao về địa lý, nhân văn của hai miền Nam Bắc. Vùng đất tiếp nhận sự gặp gỡ của
nhiều luồng văn hóa khác nhau. Nhìn về nền văn hóa Huế là cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử. Bắt đầu từ buổi bình minh của “Mảnh đất vốn là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đông sơn Sa huỳnh cho đến khi trở thành nền Thuận hóa, Phú xuân, rồi Huế như mọi người biết đến” [6] để thấy được chiều sâu, bề dày của nền văn hóa Huế. Một nền văn hóa không chỉ nảy sinh và giới hạn trong thời nhà Nguyễn mà có truyền thống lịch sử lâu đời. Đó chính là cội rễ, mảnh đất ươm mầm cho các hình thức sinh hoạt lễ hội phong phú và đa dạng trên địa phương.
- Các lễ hội ở Huế ngoài ảnh hưởng của tư duy nông nghiệp lúa nước còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
- Chịu ảnh hưởng sâu từ các quan niệm của tư tưởng Phật giáo, nho giáo, lão giáo.
- Trong xu thế hội nhập, nhất là được “vinh danh là thành phố Festival” của Việt Nam, lễ hội tại Huế có sự tác động của văn hóa ngoại Lai.
Quá trình hình thành và phát triển vùng đất ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên tạo nên cộng đồng dân cư với phong tục tập quán, tâm linh tín ngưỡng, lễ hội có những nét riêng.
* Lễ hội cổ truyền:
+ Lễ hội thờ cúng thần thành hoàng và các nhân vật lịch sử + Lễ hội thờ tổ nghiệp các ngành nghề truyền thống Lễ hội giỗ tổ nghề thợ may
Lễ hội giỗ tổ nghề tuồng
Lễ hội giỗ tổ nghề Đúc đồng... + Lễ hội thờ cúng cá voi
- Lễ hội tôn giáo: Lễ Noel (lễ giáng sinh), lễ Phật đản, lễ hội rằm tháng giêng (tết nguyên tiêu), lễ hội thuộc về tín ngưỡng người dân địa phương...
- Lễ hội cộng đồng các dân tộc * Lễ hội mới (lễ hội hiện đại)
-Lễ hội festival, lễ hội làng nghề, lễ hội ẩm thực, lễ hội bia, lễ hội áo dài, -Lễ hội truyền thống cách mạng
-Lễ hội văn hóa...
- Lễ hội mừng xuân, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng Huế.
Các lễ hội tại Huế hầu như diễn ra quanh năm. Một số lễ hội thu hút đông đảo số lượng người đến tham dự đặc biệt là các lễ hội cầu ngư vào ngày 11 và 12 tháng giêng, lễ vía thánh mẫu Thiên Yana vào thượng tuần tháng 3 và 7 âm lịch hàng năm ở điện Hòn Chén. Các ngày lễ lớn của nhân dân theo đạo Phật, Thiên chúa Giáo, lễ quốc khánh, lễ tiết thường niên cũng là một sinh hoạt văn hóa tinh thần đóng góp quan trọng trong hoạt động lễ hội tại Huế.
Nhìn chung các lễ hội có sự khác nhau về phương thức tổ chức, hình thức nội dung nhưng đề phản ánh khá rõ nét đời sống sinh hoạt và tập tục tín ngướng của người dân địa phương.