Lễ hội truyền thống cung đình

Một phần của tài liệu luận văn (1) (Trang 66 - 71)

7. Bố cục luận văn

2.2.3.2. Lễ hội truyền thống cung đình

Triều đại các vua nhà Nguyễn tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945, trải qua 143 năm, để phục vụ cho các nghi thức, nghi lễ của vương triều đã có rất nhiều loại hình lễ hội phong phú với các nghi tiết phức tạp, là sinh hoạt tiêu biểu cho đời sống cung đình, lễ nghi phong kiến triều Nguyễn tại kinh đô Huế.

Đa số Lễ hội truyền thống cung đình được tổ chức trong không gian của Hoàng thành Huế và tại các di tích triều Nguyễn. Một số lễ hội có tính chất “quốc lễ” như Lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã tắc...

Thời gian tổ chức các lễ hội diễn ra rải rác trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân và mùa thu.

Lễ hội truyền thống cung đình tại Huế nặng về phần lễ, đối tượng tưởng niệm là để tôn vinh các vị thần, tổ tiên. Các buổi lễ được tổ chức bài bản, qui mô và diễn ra trong không khí trang nghiêm với các phần như đại tự, trung tự và quần tự với các nghi thức, lễ tiết khác nhau do Bộ Lễ trước đây qui định. Phần lễ thể hiện tính trang trọng biểu hiện cho vương quyền và thần quyền. Nội dung cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc gia hưng thịnh. Điều đặc biệt của các buổi lễ là có sự góp mặt của sự đi kèm nhạc vũ trong hệ thống âm nhạc của nhã nhạc cung đình.

Thông qua các lễ hội cung đình, nội dung, hình thức lễ hội phản ánh được nhận thức, tư tưởng của xã hội phong kiến về tự nhiên, văn hóa, khoa học, phong tục tập quán… nó là diện mạo, văn hóa tinh thần của vương triều Nguyễn, cũng như di sản văn hóa của dân tộc. Một số lễ hội cung đình chỉ có tính chất trong nội bộ hoàng gia, trong cung cấm nhưng cũng có những lễ hội diễn ra bên ngoài

hoàng thành và có sự góp mặt, tham gia của người dân, dưới đây là một số lễ hội cung dình tiêu biểu:

 Các lễ hội cung đình tiêu biểu diễn ra trong Đại Nội, Hoàng Thành Huế:

TT Loại lễ Nội dung

1 Lễ đăng quang Tổ chức khi mở đầu triều Vua. Địa điểm liên quan đó là Lễ tế tại Đàn Nam Giao, Thái Miếu, Triệu Miếu để Kính cáo thiên địa, liệt thánh. Lễ lên ngôi tại Điện Thái Hòa. Điểm nổi bật của buổi lễ này là hình thức tổ chức nghi lễ trang nghiêm, thể hiện sự thành kính, mô tả được một buổi lễ mang đậm tính chất vương quyền, thần quyền của hệ tư tưởng Nho Giáo.

2 Lễ sách phong lễ sách lập Hoàng hậu, lễ sách phong Cung giai, lễ sách phong Hoàng Tử, Công Chúa.

3 Lễ Ngự cung Vua ngự cung mới: Còn gọi là lễ ngự điện. Được tổ củaVua và chức mỗi khi khánh thành cung điện nào vừa xây xong Hoàng Thái Hậu hoặc đổi tên hay có sữa cữa lớn, triều đình đều tổ chức lễ mừng long trọng để rước vua đến khai trương. Buổi lễ tương tự cũng diễn ra khi Hoàng Thái Hậu ngự cung mới.

4 Lễ mừng nhà Diễn ra nhân dịp tết nguyên đán tại Điện Thái Hòa. vua và Thái hậu Xuất phát từ phong tục của người Việt cầu chúc cho nhân dịp tết nhau một năm mới mọi sự tốt lành, thành công, vượng nguyên đán phát.

khánh, Thánh Thánh thọ đại khánh là lễ lớn do triều đình tổ chức thọ đại khánh nhân dịp sinh nhật các năm chẵn mười của mẹ vua -

Bà Hoàng Thái Hậu. Không gian diễn ra khắp mọi nơi trong kinh thành với cờ xí, đèn hoa lung linh rực rỡ, nghi lễ chính diễn ra tại Điện Cần Chánh, Điện Thái Hòa.

6 Lễ tấn tốn Mỗi một vị vua triều Nguyễn sau khi lên ngôi Hoàng Hoàng Thái Hậu đế đều làm lễ suy tôn danh hiệu, ngôi vị chính thức

cho bà mẹ sinh thành ra mình. Mục đích của buổi lễ này là tỏ rõ “Hiếu nghĩa” của nhà vua. Qua đó muốn thể hiện tư tưởng, ý nghĩa trong luân thường đạo lý của Nho Gia người quân tử phải trọn vẹn hiếu lễ, trách nhiệm cuả con cái đối với cha mẹ. Đây cũng là dịp để nhà vua tăng cường tính thuyết phục trong thiên hạ đối với ngôi vị hoàng đế của mình và là dịp để siết chặt nền tảng tam cương (quân, phụ, tử) và ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)

 Một số lễ hội cung đình diễn ra ngoài phạm vị Hoàng thành Huế

TT Loại lễ Nội dung

1 Lễ Tế tại Đàn - Mục đích: Cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân

Nam Giao an

- Địa điểm, thời gian: Được cử hành tại Đàn Nam Giao (nằm ở phường Trường An, cuối đường Điện Biên Phủ ngày nay). Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời

được diễn ra vào trung tuần tháng hai âm lịch hàng năm. Sau triều vua Thành Thái (1890 trở về sau) ba năm tổ chức một lần.

- Hình thức và nội dung tổ chức: Lễ tế Nam Giao là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của triều đình. Ngày diễn ra lễ tế, triều đình tổ chức một đoàn ngự đạo xuất hành từ cửa Ngọ Môn với nhiều thành phần, ngoài nhà vua còn có hoàng thân quốc thích, quan lại binh lích, áo mão, nghi trượng, tàn lọng voi ngựa chia ra thành từng tốp tiến về Đàn Nam Giao. Vua sẽ ở lại Trai Cung chuẩn bị để khoảng 2 giờ sáng hôm sau đến Đàn chuẩn bị tế lễ. Buổi lễ diễn ra với rất nhiều nghi tiết khác nhau kéo dài 3 đến 4 tiếng. Sau khi hoàn tất tế lễ đoàn ngự đạo sẽ hồi cung trong màu sắc rực rỡ, không khí hội lễ tưng bừng khi từng đoàn người dân đi xem hội dọc hai bên đường chào đón vua trở về cung.

Lễ tế tại Đàn Nam Giao diễn ra lần cuối dưới thời phong kiến vào ngày 23/03/1945 dưới thời vua Bảo Đại. Ngày nay lễ tế tại Đàn Nam Giao đang được phục dựng lại, đặc biệt là trong các dịp lễ hội Festival.

Đến với lễ hội tế lễ đàn Nam Giao, du khách thấy được sự hoành tráng, đặc sắc của văn hóa nghi lễ cung đình. Hơn thế nữa, du khách cảm nhận được những giá trị nhân văn trong lễ hội

2 Lễ tế tại Đàn Xã Diễn ra ở trong kinh thành Huế, phường Thuận Lộc Tắc ngày nay. Lễ được tổ chức hai năm một lần vào tháng

hai hoặc tháng 8 âm lịch. Nghi lễ khá rườm rà gồm các lễ như:

- Lễ Thánh tiến: Nhà vua rửa tay cho tinh sách để tới vị trí chủ lễ.

- Lễ Ế mao huyết: Lễ bưng khay và lông của con vaatj tế ddem chôn.

- Lễ Dâng Hương: Vua dâng hương cho trời đất

- Lễ Nghinh Thần: Vua quan cùng nghinh đón thần linh. - Lễ Hiến ngọc Bạch và Truyền chúc: Dâng ngọc lụa lên thần linh

- Lễ Tứ Phúc tộ: Lễ nhận lộc thần linh ban cho - Lễ Triệt soạn: Lễ thu dọn bàn cỗ.

- Lễ Tống thần: Lễ đưa tiễn thần linh

- Lễ phúng nghệ ế sở: Lễ đem chôn văn tế, lụa là, cỗ bàn...

Đây là buổi lễ tiêu biểu cho các hình thức tiến hành nghi lễ cúng tế ở Huế, khá phức tạp trong công tác tổ chức nhưng nó thể hiện sự trang nghiêm kính cẩn đối với thần linh và ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

3 Lễ Tịch Điền Diễn ra vào tháng 5 âm lịch, ở trong kinh thành Huế, nay thuộc địa phận phường Tây Linh. Do đích thân nhà vua cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp.

Cùng với sự cáo chung của triều Nguyễn các lễ hội cung đình cũng dần vào quên lãng. Gần đây, nhận thức được vai trò của các giá trị văn hóa phi vật thể Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang dần cho khôi phục lại các lễ hội truyền thống cung đình nhằm làm phông phú đa dạng cho sản phẩm du lịch địa phương. Các lễ hội tế đàn Nam Giao, lễ tế đàn xã tắc, yến tiệc hoàng cung, lễ đổi gác… đang được phục hồi.

Một phần của tài liệu luận văn (1) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w