7. Bố cục luận văn
3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội
Để phát huy vai trò của một di sản văn hóa thế giới, thành phố Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác trùng tu, bảo vệ và khai thác tốt các di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động lễ hội. Xác định các lễ hội tiêu biểu để tiến hành lập qui
hoạch, định hướng cho sự phát triển. Đồng thời cần đổi mới công tác tổ chức hoạt động lễ hội tạo sự hài hòa giữa phần lễ và phần hội. Ban hành qui chế cụ thể về việc quản lý lễ hội.
Để khai thác các lễ hội cho loại hình du lịch lễ hội, cần có những hành động thiết thực, những chủ trương chính sách khuyến khích phát triển, xúc tiến cho hoạt động du lịch lễ hội một cách cụ thể để hướng tới sự thuận lợi, phát triển bền vững.
Việc đặt ra các tiêu chuẩn và qui định về quản lý du lịch lễ hội cũng cần đặc biệt quan tâm. Công tác kiểm tra, đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch lễ hội cần được tiến hành thường xuyên. Để đảm bảo công tác kiểm tra, tạo hành lang thông thoáng cho các đơn vị đầu tư, khai thác loại hình du lịch lễ hội, các nhà quản lý cũng cần định hướng cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội. Cần tiếp tục hoàn chỉnh những qui định, hệ thống luật lệ nội qui pháp chế về luật pháp.
Tổ chức, có kế hoạch, qui hoạch, những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động du lịch lễ hội. Việc chọn lựa lễ hội để phù hợp với tưng đối tượng khách khách nhau cũng là vấn đề quan tâm. Lễ hội muốn trở thành sản phẩm du lịch thông qua các chương trình du lịch lễ hội thì phải đấm bảo tính đặc sắc, thuận lợi và có các dịch vụ đi kèm. Thông thường hoạt động lễ hội tại Huế nghiêng nặng phần nghi lễ nhưng chưa chú trọng các sản phẩm khác như hoạt động vui chơi, mua sắm hàng lưu niệm… Khi có sự qui hoạch trong lễ hội để phục vụ cho du lịch chắc chắn rằng kế hoạch sẽ được thiết lập sớm và tổ chức có định kỳ, điều này sẽ dẫn đến thuận lợi trong tuyên truyền và quảng cáo.
Chú trọng chắt lọc rà soát hình thức tổ chức cũng như nội dung của lễ hội: - Về hình thức tổ chức
Lễ hội là nơi tập trung đông người, nơi thể hiện sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên các lễ hội tại Huế lại nghiêng nặng về phần lễ, xem nhẹ phần hội. vì vậy nên tập trung đầu tư cho phần hội với các hình thức sinh hoạt dân gian để người tham gia hội có thể hòa mình cùng tham gia vào các hoạt động của lễ hội.
Trong Lễ hội: Cần có kế hoạch sắp xếp, bố trí các hình thức biểu diễn, việc bán và giới thiệu hàng lưu niệm: Làm dù, vẽ tranh... kết hợp với các hoạt động sinh hoạt văn hóa: Thả đèn… để khách cùng tham gia. Đồng thời Gìn giữ, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân gian góp phần làm cho lễ hội truyền thống dân gian sinh động nhưng không mất đi bản sắc riêng của lễ hội mang tính chất địa phương, vùng miền.
- Về nội dung lễ hội
Trong phần hội nên tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao góp phần làm phong phú và tăng sức lôi cuốn của lễ hội.
Khôi phục và tổ chức kết hợp các trò chơi dân gian như: Chọi gà, thi đấu bóng chuyền, đánh cờ, đánh đu, thả diều, đố chữ, kéo co, đập om, nhảy dây…
Kết hợp tổ chức các hình thức sinh hoạt sân khấu dân gian như: Hò đối đáp, diễn tuồng, thi hát ru, bài chòi…
Tổ chức các sinh hoạt mang tính cộng đồng như: Đua thuyền, thi nấu cơm, thả đèn trời, đèn hoa đăng...
Huế chứa đựng cả giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nên việc tổ chức du lịch lễ hội có nhiều điều kiện thuận lợi. Với bề dày văn hóa của vùng đất cố đô tạo nên kho tàng văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú đặc sắc. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành thống kê đánh giá hiệu quả của các hoạt động lễ hội đã từng tổ chức để có nguồn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu,
tổ chức, thực hiện hoạt động lễ hội góp phần làm phong phú đa dạng cho sản phẩm du lịch lễ hội.
Tại địa phương, các cơ quan như Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến thông tin du lịch, hiệp hội du lịch lữ hành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ. Thành lập tiểu ban chuyên trách các vấn đề về du lịch lễ hội gồm các bộ phận như nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, tổ chức thực hiện, kiểm soát đánh giá…
Để lễ hội thực sự là di sản, là sản phẩm du lịch văn hóa quý giá, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cho du lịch, khi tổ chức cần phải tôn trọng giá trị văn hóa đích thực của lễ hội và lễ hội phải mang đầy đủ ý nghĩa, không thể tổ chức phần lễ quá rườm rà mà thiếu đi phần hội dành cho công chúng, cho du khách tạo ra sự tẻ nhạt cho người tham gia lễ hội.