7. Bố cục luận văn
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương
Chính quyền và cư dân địa phương cần nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch và ngược lại. Tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động tổ chức lễ hội, biết gạn đục khơi trong chọn lựa những hình thức và nội dung sinh hoạt lễ hội vừa mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt người dân địa phương vừa phù hợp với lối sống văn minh, hiện đại tránh các thủ tục quá rườm rà, các hủ tục đã lỗi thời để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách.
Về phía chính quyền: Khuyến khích người dân tổ chức lễ hội lành mạnh, có sự đóng góp công sức vật chất và tinh thần cho lễ hội qua các hành động cụ thể.
Đề ra các văn bản pháp qui, cơ chế hoạt động thống nhất chung cho các lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi để các lễ hội diễn ra đảm bảo đúng khuôn khổ. Chú trọng công tác tổ chức lễ hội.
Về phía cư dân địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch có thể tiếp cận với sinh hoạt truyền thống của địa phương mình. Dựa trên nội lực của chính mình đồng thời phối hợp với cơ quan chính quyền để tận dụng mọi nguồn lực để làm cho lễ hội ngày càng trở nên một sinh hoạt cộng đồng có tính phổ biến thu hút đông đảo mọi người cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.
Tích cực phối hợp với các đơn vị du lịch để xây dựng chương trình nội dung cho loại hình du lịch lễ hội. Không ai hết người dân địa phương là chủ thể của lễ hội. Chính bản thân họ phải không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch. Lễ hội là hoạt động văn hóa mà qua đó các giá trị văn hóa được tỏa sáng. Ngược lại hoạt động du lịch cũng sẽ có những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân vì vậy cư dân địa phương trong quá trình đưa lễ hội đến với du lịch cần chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình không để các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với những tiềm năng thế mạnh về văn hóa, Thành phố Huế đã đưa ra những chính sách chủ trương, lập ra các dự án đầu tư và phát triển du lịch. Thông qua việc rà soát đánh giá khoanh vùng các khu du lịch. Chính quyền địa phương đã xác định du lịch lễ hội là một trong những thế mạnh để tiến hành xúc tiến quảng bá và xây dựng định hướng chiến lược cho du lịch tại thành phố Huế.
Theo kế hoạch phát triển du lịch tại Huế, vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác các tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện vẫn còn có những khiếm khuyết, thậm chí loại hình du lịch lễ hội chưa thực sự để lại dấu ấn, thu hút khách du lịch. Mối quan hệ giữa các ngành du lịch, văn hóa và bảo tồn chưa thực sự chặt chẽ, chưa xác định hết được vai trò ý nghía của loại hình du lịch lễ hội trong hiện tại và tương lai. Để phát triển loại hình du lịch lễ hội cần có định hướng đúng, chính xác và đưa ra các giải pháp kịp thời để khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch lễ hội tại Huế.
Trong nội dung chương III, trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Huế, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về chính sách, quy hoạch tổ chức quản lý lễ hội để có định hướng chung đồng thời các giải pháp cho việc đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội. Nhấn mạnh rằng việc đầu tư là trách nhiệm của tất cả mọi tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan đến lễ hội và khai thác lợi ích của lễ hội. Việc đầu tư này là toàn diện không những về sản phẩm, xây dựng thị trường, tuyên truyền quảng bá mà quan trọng nhất là nguồn nhân lực trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội.
Khai thác đi đôi với đầu tư, phát triển nhưng cần chú trọng công tác bảo tồn đó là nguyên tắc để bảo đảm tính bền vững. Những giải pháp đưa ra góp phần bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội là điều cần thiết đảm bảo cho du lịch lễ hội đi đúng mục tiêu và định hướng.
Phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội là trách nhiệm của tất cả các bên cùng tham gia từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp du lịch, chính quyền và cư dân địa phương. Khi tất cả cùng đồng lòng thì du lịch lễ hội sẽ là hướng phát triển cho sản phẩm du lịch mới của thành phố Huế.
KẾT LUẬN
Lễ hội tại Huế mang đậm yếu tố văn hóa địa phương, là tài nguyên nhân văn phong phú để phát triển sản phẩm “du lịch lễ hội”
Lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp của quần chúng nhân dân bao gồm các mặt: Tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt đời sống của nhân dân cả về tinh thần và vật chất, linh thiêng, huyền bí và đời thường. Nghiên cứu lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện đại, ngoài ý tưởng sâu xa trở về nguồn còn là một cách thể hiện lòng khát khao gìn giữ, bảo tồn, phát triển bản sắc dân tộc trước bao chuyển biến nhanh chóng của thời đại.
Các lễ hội dân gian như lễ hội Cầu ngư, lễ hội thờ Điện Hòn Chén, nhưng do được diễn ra ở vùng đất vốn là kinh đô, ảnh hưởng sâu đậm của các lễ giáo phong kiến, với các tập tục, lễ nghi đặc trưng riêng của vùng đất cố đô nên các lễ hội đó đã có những nét đặc trưng riêng so với các lễ hội tương tự được diễn ra ở các vùng miền trong cả nước. Đặc biệt cả về hình thức nghi lễ và phần hội hè.
Sự phong phú và đa dạng của lễ hội Huế là mảnh đất ươm mầm cho du lịch Huế ngày càng phát triển. Do vậy phải chú trọng tổ chức tốt các lễ hội. Nhằm mục đính không những là tạo ra sản phẩm tốt cho du lịch mà còn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sinh hoạt tinh thần cho nhân dân, qua đó giáo dục giá trị thẩm mỹ, thắt chặt sự kết cấu cộng đồng, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Khẳng định bản sắc văn hóa dặc trưng riêng của vùng đất cố đô.
Dựa vào thế mạnh của văn hóa truyền thống, du lịch văn hóa Huế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với dấu ấn một thời là kinh đô của cả nước, Huế là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa của các vùng miền, các quốc gia khác nhau. Những di sản văn hóa không chỉ mang tính dân tộc mà còn mang tính
nhân loại. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX với vị trí là thủ phủ đàng trong, kinh đô Phú Xuân Huế đã hội tụ và sáng tạo ra những bản sắc văn hóa độc đáo - không gian văn hóa Huế. Sự bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa được thể hiện qua các đền đài, cung điện, đình làng nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là thông qua các lễ hội. Đây là thế mạnh để du lịch lễ hội tại Huế phát triển.
Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa mang tính đặc thù. Hoạt động của du lịch lễ hội có tầm quan trọng đối với kinh tế và xã hội. Thông qua đó các lễ hội được bảo tồn và phát triển đồng thời tạo việc làm, mang lại thịnh vượng cho đời sống tinh thần và vật chất của người dân địa phương. Hơn thế nữa, nó làm cho điểm đến hấp dẫn hơn bằng cách thu hút khách du lịch đến điểm để tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị văn hóa của vùng đất thông qua lễ hội.
Nghiên cứu về lễ hội tại Huế thực chất là tìm hiểu tiềm năng du lịch ẩn chứa bên trong lễ hội, các giá trị văn hóa nhằm bảo tồn và khai thác các giá trị đó để góp phần mang lại sắc thái mới cho du lịch Huế, đa dạng cho các sản phẩm du lịch và tạo tiền đề cơ sở xây dựng các chương trình du lịch lễ hội.
Lễ hội là tiềm năng rất lớn để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Huế một vùng đất văn hóa có cảnh quan tươi đẹp hữu tình, có sự phong phú về lễ hội dân gian. Chắc chắn rằng với kho tàng phong phú về lễ hội, Huế sẽ nổ lực để trở thành thành phố Festival đặc trưng của cả nước và là điểm đến của các chương trình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội”.
Để du lịch lễ hội tại Huế phát triển cần tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể với những qui hoạch tập trung nghiên cứu cho phát triển du lịch lễ hội, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, đặc biệt nhất là đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội.
Mặc dù đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên những nghiên cứu và khảo sát đánh giá của luận văn sẽ là bước đầu để làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về sau. Góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Huế đồng thời là tài nguyên để các nhà du lịch tạo nên sản phẩm độc dáo riêng của thành phố Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thuận An (1997), Huế đẹp Huế thơ, Nxb Thuận hóa Huế.
2. Trần Thúy Anh (chủ biên) và nhóm tác giả, Giáo trình du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Tôn Thất Bình (1997), Huế lễ hội dân gian, Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế.
4. Tôn Thất Bình (tháng 4/2000), Sức hấp dẫn của lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế, Tạp chí xưa và nay.
5. Bộ Văn hóa Thể thao Và Du lịch - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Kỷ yểu hội thảo khoa học “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ”, Huế, tháng 4.
6. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP.HCM.
7. Minh Đường (2012), 100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt, Nxb Hồng Đức.
8. Đại học Huế (chủ trì) (2004), Kỷ yếu hội thảo “Du lịch lễ hội và sự kiện”, Huế tháng 5.
9. Hiêp ̣ hôịdu licḥ thành phốHồChíMinh (1995), Kiến thức phucc̣ vu c̣thuyết minh du lich, Giáo triợ̀nh Trường Đào taọ nghiêp ̣ vu ̣du licḥ Sài Gòn, Nxb thành phốHồChíMinh.
10. G.S Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa dân gian người Việt (Lễ hội và trò chơi dân gian), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội, Nxb Thông tin.
12. Đinh Gia Khánh, Địa chí văn hóa dân gian Thăng long Đông đô Hà Nội, Nxb Hà Nội.
13. Leopold Cadiere (Đỗ Trinh Huệ dịch) (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
14. PGS.TS. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam (các tỉnh phía bắc), Nxb Thông tin và Truyền thông.
15. TS. Trần Thị Mai và nhóm tác giả (2008), Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
16. TS. Trần Thị Mai (chủ biên) (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
17. Hoàng Nghĩa (2002), Lễ hội bốn phương, Nxb Đà Nẵng.
18. Hoàng Phê và Nhóm tác giả (Trung tâm từ điển học), Từ điển tiếng việt 2008, Nxb Đà Nẵng.
19. Thanh Phương và Lê Trung Vũ (1995), 60 Lễ hội truyền thống, Nxb Khoa học xã hội.
20.Tập thể tác giả (1997), Những người bạn cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa Huế. 21.Tập thể tác giả, Lịch lễ hội Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải.
22. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
23. TS. Huỳnh Quốc Thắng, Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.
24.Bùi Thiết (1993), Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 25.TS. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa thông tin. 26. Đặng Việt Thủy và Nhóm tác giả (2008), Hỏi đáp về lễ hội truyền thống
27. Tổng cục du lịch (1999), Đề án triển khai chương trình phát triển văn hóa gắn liền với các lễ hội dân tộc, Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, Hà Nội. 28. Tổng cục du lịch - Trung tâm công nghệ thông tin (1999), Non Nước Việt
Nam, Hà Nội.
29. PTS Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, Địa lý du lịch, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
30. Ths. Trương Minh Trai (2010), Giáo trình tổng quan văn hóa Huế, Nxb Đại học Huế.
31.Duy Từ (2000), Lễ hội cung đình triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa Huế.
32. PGS. Lê Trung Vũ - PGS. TS Lê Hồng Lý, Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
33. PGS. Lê Trung Vũ - Nguyễn Hồng Dương (1997), Lịch lễ hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
34. Nguyễn Đắc Xuân (2004), Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn, Nxb Thuận Hóa Huế.
35. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục.
36. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.
* Các sách báo, tạp chí về văn hóa, du lịch...
37. Nguyễn Bảo Hoàng Anh (2006), Di sản văn hóa phi vật thể và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, Luận văn cử nhân khoa học, Trường Đại học khoa học Huế.
38. Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tháng 4/2012
39. Văn hóa Huế (2009), Tạp chí Văn hóa Huế, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, số 7/2009 chào xuân Kỷ Sửu.
40.Trần Đức Anh Sơn, Tiểu luận di tích lịch sử Huế và vùng Phụ Cận.
41. Lê Thị Nhâm Tuyết (1994), Nghiên cứu về hội làng cổ truyền của người Việt, Tạp chí văn hóa dân gian.
42. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Thực trạng và tiềm năng phát triển, Du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế, Huế.
43.Đinh Thị Tố Uyên (1999), Đến với các lễ hội truyền thống, Du lịch Bình Dương, Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng văn hóa du lịch.
44. Sức hấp dẫn của lễ hội Thừa Thiên Huế (2000), Tạp chí Huế xưa và nay, tháng 4.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Huế
(Trích từ báo cáo Quy hoạch phát triển bền vững du lịch Thành phố Huế tới năm 2020 của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)
Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Bắc giáp các huyện Hương Trà, Quảng Điền; phía Tây và phía Nam giáp huyện Hương Thuỷ, phía Đông giáp huyện Phú Vang. Thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 7.099 ha bằng 1,4% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 27 phường, xã. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc-Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, cách Hà Nội 675 km và các Thành phố Hồ Chí Minh 1060 km.
Huế nằm trên trục hành lang kinh tế Đông tây từ Myanma-Đông bắc Thái Lan - Lào - quốc lộ 9 Việt Nam, cửa ra là cảng Chân Mây Thừa Thiên Huế và cảng Liên chiểu Đà nẵng. Đây là cửa vào quan trọng của khách du lịch đến Huế trong tương lai.
Thành phố Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Huế nằm ở khu vực tập trung nhiều di sản ở miền Trung Việt Nam, là nơi hội tụ những tinh hoa văn