Guzman và cộng sự (2000), Newton và Reiter (1992) giải thích rằng mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và số lượng người bệnh nó phụ thuộc vào sự phát triển của véc tơ truyền bệnh - muỗi Aedes. Khi nhiệt độ tăng cao là lúc phù hợp với sự sinh sản và phát triển của đàn muỗi truyền bệnh, tuy nhiên đàn muỗi này cũng cần mất một khoảng thời gian nhất định để phát triển tại cộng đồng,
sau đó khi hút máu có nhiễm vi rút Dengue thì cũng phải mất 8 - 12 ngày cho vi rút phát triển trên muỗi trước khi có thể truyền cho người khác. Đã có những bằng chứng trên thế giới cho thấy tỷ lệ các ca mắc bệnh SXHD chịu tác động của các yếu tố khí hậu. Trong khi đó tại Việt Nam, do vị trí địa lý khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên những bằng chứng dự báo về tác động sắp tới của biến đổi khí hậu đến bệnh SXHD còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu liên quan giữa SXHD và các yếu tố khí hậu sẽ là những bằng chứng giúp các nhà hoạch định chính sách trong công tác xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phòng, chống SXHD phù hợp với diễn tiến của tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong thời gian tới [102][58][59][101][100]. Điều này được giải thích do nhiệt độ có ảnh hưởng
dương đến chỉ số véc tơ như MĐM và chỉ số BI. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng cao từ tháng 4, tháng 5 là thời điểm bắt đầu tăng dần của chỉ số MĐM và BI, nhiệt độ liên tục duy trì ở mức cao cho đến tháng tháng 10 (nhiệt độ trung bình tháng từ 25-30,30C). Tại Hà Nội trong suốt mùa đông làm cho nhiệt độ xuống thấp (trung bình dưới 250C) làm giảm các chỉ số muỗi trưởng thành và bọ gậy cũng như số lượng người bệnh mắc SXHD vào mùa đông luôn ở mức thấp.
Đối với yếu tố lượng mưa tăng lên kèm theo sự gia tăng SXHD được giải thích do lượng mưa kéo theo sự tăng lên của các chỉ số muỗi và bọ gậy. Theo một số nghiên cứu khác ở khu vực miền Bắc, muỗi phát triển mạnh vào các tháng 5 đến tháng 10, ở miền Trung từ tháng 8 - 11 và ở miền Nam từ tháng 5 - 8. Lượng mưa càng lớn thì muỗi càng phát triển, nhưng nếu mưa quá lớn (tháng 7, tháng 8) ảnh hưởng đến hoạt động sống và sinh sản của muỗi thì mật độ muỗi lại giảm hơn đầu và cuối mùa mưa. Lượng mưa tác động lên các chỉ số MĐM và BI chủ yếu thông qua việc tác động đến việc hình thành và tạo nên nhiều hơn các ổ đẻ của muỗi, đặc biệt là với các ổ đẻ ngoài trời như các phế
liệu, phế thải, chậu cảnh, dụng cụ chứa nước ngoài trời có khả năng tích trữ nước trong thời gian đủ dài cho sự phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành[89][108][88].