Nội dung can thiệp:

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 61 - 66)

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống SXHD gồm có 9 người: đại diện chính quyền (Phó chủ tịch UBND huyện), y tế (Viện VSDTTƯ, TTYTDP Tỉnh, TTYT huyện, TYT thị trấn), phòng du lịch phòng văn hóa và du lịch, Vườn quốc gia Cát bà theo quyết định số 563/QĐVSDTTƯ ngày 17/05/2013. Ban chỉ đạodự án địa phương lập kế hoạch, tổ chức triển khai phương pháp phòng

chống chủ động và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thông qua các cuộc họp Ban chỉ đạovà CTV hàng tháng. Ban chỉ đạo và

Viện VSDTTƯ chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá định kỳ hàng quý các hoạt động phòng chống SXHD tại địa phương.

Khu vực can thiệp được phân chia làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: 900 hộ gia đình.

- Nhóm 2: 70 khách sạn. Các hoạt động can thiệp:

- Thành lập cộng tác viên của từng nhóm: lựa chọn 18 cộng tác viên y tế (trung bình 1 cộng tác viên quản lý 50 hộ gia đình) và 70 cộng tác viên là nhân viên của chính khách sạn đã cam kết tham gia vào nghiên cứu. - 2 đợt tập huấn cho hệ thống cộng tác viên và ban chỉ đạo vào tháng

7/2013 và tháng 7/2014

- Thăm hộ gia đình hàng tháng của CTV khu vực hộ gia đình địa phương. Mỗi CTV được trang bị các dụng cụ cần thiết như vợt, đèn pin, pin đèn, cốc thủy tinh, xô nhựa, sổ ghi chép. CTV đến từng gia đình để chia sẻ với thành viên trong gia đình về bệnh SXHD, muỗi truyền bệnh, chỉ cho họ nơi muỗi đẻ, ổ bọ gậy và biện pháp diệt đơn giản như bỏ muối vào bẫy kiến, loại bỏ các dụng cụ phế thải, thay nước bằng cát ẩm trong các lọ hoa, thả chế phẩm diệt bọ gậy Abate vào các dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả cá vào các dụng cụ chưa nước lớn, phát hiện người bệnh nghi mắc SXH và động viên mọi thành viên trong gia đình tự nguyện tham gia phòng chống SXH. Kết quả thăm hộ gia đình sẽ được ghi vào trong sổ của CTV, từ đó CTV sẽ tổng hợp và báo cáo trong các cuộc giao ban hàng tháng với Ban chỉ đạo dự án. (Mẫu sổ CTV khu vực dân cư trong phụ lục 8.2)

- Cộng tác viên khách sạn hoạt động phòng chống và tuyên truyền SXHD tại chính khách sạn của mình. Các CTV sẽ thực hiện công việc kiểm tra

muỗi và bọ gậy tại khách sạn hàng tuần, tuyên truyền nâng cao kiến thức và thái độ của khách du lịch đến khách sạn trong việc phòng tránh muỗi khi đi du lịch. Kết quả thăm hộ gia đình sẽ được ghi vào trong sổ của CTV, từ đó CTV sẽ tổng hợp và báo cáo trong các cuộc giao ban hàng tháng với Ban chỉ đạo dự án. (Mẫu sổ CTV khu vực khách sạn trong phụ lục 8.1)

- Bốn chiến dịch vệ sinh môi trường: CTV sử dụng cá và Abate để diệt bọ gậy muỗi vào tháng 10/2013, 4/2014, 7/2014 và 4/2015 trong dịp kết hợp với chiến dịch truyền thông đồng thời vào thời điểm nghỉ hè của học sinh trên đảo. Thành phần tham gia bao gồm đại diện chính quyền, du lịch, y tế, giáo dục và các trường tiểu học và trung học tại trấn Cát Bà.

- Năm chiến dịch truyền thông kết hợp với phòng du lịch huyện và các trường trong thị trấn gắn liền với các sự kiện khai mạc mùa du lịch đảo Cát Bà vào tháng 4 và trước cao điểm dịch SXHD tháng 7 các năm 2013, 2014 và 2015. Tám băng rôn tuyên truyền về dự án đã được treo ở đảo Cát Bà trong sự kiện này. Logo dự án đã được thiết kế cùng với 2000 tờ rơi tuyên truyền về nghiên cứu phòng chống SXHD đã được phân phát cho khách du lịch và người dân. Trong các sự kiện dành cho thiếu nhi, dự án tham gia tuyên truyền về SXHD cho các cháu học sinh bằng hình thức đố vui và trao quà. Kết hợp với đài truyền thanh của thị trấn đã tuyên truyền về phương pháp phòng chống SXH phát cho người dân. - Tham vấn cho các chính sách y tế dự phòng cho hệ thống chính quyền,

du lịch và y tế địa phương: đưa ra chương trình hành động phòng chống SXHD kết hợp với các hoạt động du lịch cũng như của các ban ngành khác vào nghị quyết của UBND Huyện từ năm 2013 đến 2015. Nhiệm vụ phòng chống SXHD được đưa vào một trong những nhiệm vụ của phòng Văn Hóa du lịch Huyện.

Hình 2.3. Cấu trúc nghiên cứu can thiệp phòng chống SXHD tại điểm du lịch Cát Bà, Hải Phòng

2.7.2.2. Nội dung và các chỉ số đánh giá can thiệp

Nội dung đánh giá:

So sánh về số mắc SXHD, mật độ véc tơ và kiến thức, thái độ hành vi phòng chống SXHD:

- Trước và sau can thiệp ở điểm thử nghiệm, và điểm đối chứng . - So sánh giữa điểm can thiệp và điểm đối chứng sau can thiệp.

Các chỉ số đánh giá:

- Số ca bệnh mắc SXHD trước và sau can thiệp của điểm đối chứng và điểm can thiệp.

- Thành phần loài muỗi và mật độ Aedes aegypti và Aedes albopictus, ổ bọ gậy nguồn trước và sau can thiệp của điểm đối chứng và điểm can thiệp

- Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân trước và sau can thiệp ở điểm can thiệp và điểm đối chứng, giữa điểm đối chứng và điểm can thiệp.

- Hiệu quả can thiệp (HQCT) được đánh giá thông qua chỉ số hiệu quả (CSHQ) dựa trên điều tra tỷ lệ BNSXHD, tỷ lệ thay đổi kiến thức, thái độ hành vi trước và sau can thiệp.

Công thức tính hiệu quả can thiệp: HQCT = CSHQ can thiệp – CSHQ đối chứng

Trong đó:

- CSHQct = P1 – P2 /P1 x 100 (chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp). - CSHQch = P1 – P2 /P1 x 100 (chỉ số hiệu quả nhóm đối chứng).

+ P1: Tỷ lệ % BNSXHD, tỷ lệ % thay đổi kiến thức, thái độ hành vi trước can thiệp.

+ P2: Tỷ lệ % BNSXHD, tỷ lệ % thay đổi kiến thức, thái độ hành vi sau can thiệp.

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w