Kết quả nghiên cứu tại huyện Cát Hải (bao gồm 1 đảo nhỏ Cát hải và đảo lớn Cát Bà) cho thấy SXHD trước năm 2009 rất ít và tập trung chủ yếu tại đảo Cát Hải. Dịch SXHD lớn đầu tiên ghi nhận vào năm 2009 với số ca mắc 427ca/100000 dân. SXHD được ghi nhận ở mọi lứa tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi lớn(>15 tuổi) chiếm tỷ lệ 75-92% số ca mắc, thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỷ lệ nhỏ từ 8% đến 25%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh tại khu vực miền Bắc Việt Nam cũng chỉ ra rằng các ca bệnh tập trung chính ở lứa tuổi lao động. So sánh chúng tôi thấy cũng tương tự với kết quả các nghiên cứu tại khu vực Miền Bắc: theo nghiên cứu tại Bệnh viện 103 năm 2009 tỷ lệ mắc phổ biến từ 20 - <30 tuổi[1]. Các nghiên cứu tại Hà nội năm 2006 – 2011, các ca bệnh chủ yếu trên 15 tuổi chiếm 88,05% [17];
Kết quả nghiên cứu tại Cát Bà phù hợp với tình hình SXH tại Hà nội và các tỉnh miền Bắc, có sự khác nhau tương đối lớn về tỷ lệ mắc ở trẻ em dưới 15 tuổi với các tỉnh miền Trung và miền Nam. Lý giải về sự khác nhau trên có thể do sự khác nhau về vùng miền. Nghiên cứu về sự phân bố tỷ lệ mắc SXHD theo nhóm tuổi, trước năm 2001 theo nhiều tác giả cho biết tại những vùng có bệnh lưu hành cao thì tỷ lệ mắc bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi. Qua số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa các miền. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi có bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa tuổi đều có thể bị
Về mặt phân bố ca bệnh theo giới, nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ ca mắc SXHD trên nữ giới (chiếm 55%-67% tổng số ca mắc) sự khác biệt về tỷ lệ mắc theo giới không có ý nghĩa thông kê với P>0,05. Như vậy, kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số các nghiên được chúng tôi đề cập trên cho thấy nguy cơ mắc bệnh của hai giới là như nhau.
Phân bố mắc bệnh SXHD tại Cát Bà theo thời gian trong năm: giai đoạn 2000-2013 người bệnh SXHD rải rác từ tháng cuối tháng 4 bắt đầu bùng phát vào tháng 8, đạt đỉnh cao nhất của dịch vào tháng 10 và dừng lại trong tháng 12.
Kết quả nghiên cứu trên cùng phù hợp với một số nghiên cứu khác trên cả nước: nghiên cứu tại Hà nội năm 2009, phân bố theo tháng dịch xuất hiện từ đầu tháng 6, đạt đỉnh vào tháng 9, 10[17]; tại Hà nội năm 2006 – 2011 số mắc ghi nhận ở tất cả các tháng và đạt đỉnh vào tháng 9, 10 và 11[17]; tại Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 dịch xuất hiện vào tháng 5, tăng mạnh vào tháng 7, đạt đỉnh cao vào tháng 8, 9 và giảm dần vào tháng 10, 11 [31]; tại Quảng Trị năm 2006 – 2010, người bệnh SXH gặp quanh năm trong đó các tháng 2,3,4,5 rất ít và có chiều hướng tăng từ tháng 6, cao điểm mùa dịch từ tháng 7 đến tháng 11[18]; tại Bạc Liêu năm 2006 – 2012 số trường hợp mắc tăng từ tháng 5 đỉnh cao là tháng 7, 9, 10 và giảm xuống vào tháng 12 các năm [45]; tại Bình định năm 2008 – 2012, số mắc bắt đầu tăng từ tháng 4, tháng 5 và đạt đỉnh trong tháng 7, 9 [9].
Hiệu quả lâu dài của dự án được thể hiện tại vụ dịch SXHD của miền Bắc năm 2017, thị trấn Cát Bà chỉ phát hiện 32 ca mắc, toàn huyện Cát Bà phát hiện 48 ca mắc, chiếm tỷ lệ 4,8% số ca mắc toàn thành phố Hải Phòng (1002 ca). Đến tháng 6 năm 2019, trong khi Hải Phòng đã ghi nhận 327 ca mắc thì Cát Hải mới ghi nhận 4 ca (1,3%). Trong khi vụ dịch năm 2007 số ca mắc của
huyện Cát Hải là 127/272 (47% số ca toàn thành phố), năm 2013 số ca mắc của huyện Cát Hải là 234/352 (66% số ca toàn thành phố). Điều đó chứng tỏ hiệu quả tác động của nghiên cứu tới chính sách phòng chống SXHD chủ động, kết hợp giữa chính quyền, y tế và các ban ngành đoàn thể, tập trung phòng ngừa trước vụ dịch, không chỉ áp dụng cho thị trấn Cát Bà mà còn áp dụng cho toàn bộ các xã đảo khác trên toàn huyện.
Phân tích các trường hợp mắc theo tháng trong năm để biết được mùa nguy cơ nhằm đưa ra biện pháp ứng phó chủ động và kịp thời là việc làm cần thiết trong chương trình phòng chống SXHD. Tại Cát Bà, bệnh SXHD rải rác gần như quanh năm đặc điểm phân bố các trường hợp mắc theo tháng của Cát Bà phù hợp với tình hình SXHD trên qui mô toàn quốc và cũng tương tự với nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về dịch tễ SXHD ở tỉnh Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Nghệ An và Quảng Trị, Bình Định.
Tác động kinh tế đã được xem xét là chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thu nhập gia đình, được chia thành các phần tư. Tổng chi phí trung bình 1 người bệnh SXHD và gia đình phải chi trả là 10.7260.036 VND (~505.1 USD) trong đó thấp nhất là 550.000(~25,90 USD), cao nhất là 44.500.000 VND (~2.095,6 USD). Ngoài những khoảng chi phí người dân mất đi, nhà nước hàng năm cũng phải chi trả rất nhiều kinh phí liên quan đến sốt xuất huyết bao gồm: Bảo hiểm và chi phí cho Y tế dự phòng. Hàng năm, chương trình phòng chống sốt xuất huyết Hải Phòng sử dụng 1,154 tỷ đồng (~54340 USD) (25%~13.585 USD chi cho huyện đảo Cát Hải). Trong trường hợp có dịch lớn xảy ra chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết và chính quyền địa phương đã cung cấp thêm kinh phí trang thiết bị cho hệ thống y tế dự phòng Cát Hải ví dụ năm 2013 khoảng 200 triệu đồng (~ 9 418 USD) (thiết bị máy móc, hóa chất diệt
côn trùng) đã đươc cấp thêm cho hoạt động kiểm soát dịch sốt xuất huyết Dengue.
Chi phí trực tiếp và gián tiếp trung bình của bệnh sốt dengue ở Cát Hải- Cát Bà- Hải Phòng là 505 USD (khoảng = 25,90 -2.095,6 USD). Chi phí này cao hơn đáng kể so với báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh (trung bình 61,36 USD) và báo cáo của Cần Thơ (167,7USD) [68]. Ngoài vấn đề trượt giá, chúng tôi thấy rằng quá trình điều trị kéo dài hơn, chi phí di chuyển từ đảo vào đất liền để điều trị cũng như những chi phí phát sinh ăn ở cho người thân chăm sóc xa khu sinh sống đã dẫn đến chi phí cao hơn nhiều so với nghiên cứu trước đó [56][95]. Ngoài ra, ngược lại với vùng lưu hành khác của Việt Nam, trong vụ dịch tại Cát Hải 91% số ca bệnh lớn hơn 15 tuổi, đang trong tuổi lao động, chi phí cho 1 trường hợp điều trị cho người lớn thường nhiều hơn so với trẻ em, tương tư như nghiên cứu tại Thái Lan năm 1994 [95]. Các nghiên cứu tại Campuchia vào năm 2001 và 2008 cho thấy kết quả gần giống với kết quả tại Cần Thơ đồng thời cũng tương tự khi so sánh các tác động đến kinh tế và xã hội giống như các nghiên cứu tại Việt Nam [57]. Giảm tiền bảo hiểm y tế không đủ để giảm gánh nặng xã hội, 63% buộc phải vay từ các nguồn tương tự như ở Cần Thơ và Cát Bà- Cát Hải.
Nghiên cứu này cho thấy trong một nhóm 191 người ở Cát Bà- Huyện Cát Hải tác động kinh tế xã hội của một trường hợp sốt xuất huyết trong hộ gia đình có thể lên đến 25,65% thu nhập hàng năm và điều này có thể dẫn đến tình trạng khó khăn gia đình. Tác động kinh tế lớn nhất ở các gia đình có thu nhập thấp.
Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải là một huyện đảo cách xa đất liền, trước đây khi du lịch không phát triển thì cũng không ghi nhận bệnh SXHD. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của du lịch, đã xuất hiện những vụ dịch SXHD lớn vào năm 2009 và 2013. Nghiên cứu này cho thấy có những tác động
về kinh tế trực tiếp cũng như gián tiếp đến du lịch. Đó là hơn 91% số ca bệnh nằm trong độ tuổi lao động (>15). Trong mùa du lịch của Cát Bà 70% dân số tất cả các nghề nghiệp đều hoạt động liên quan đến du lịch, ngoài ra còn một lượng lớn lao động thời vụ làm việc ngắn hạn trong các khách sạn và các dịch vụ du lịch (hướng dẫn viên, xe ôm, lao động chân tay...). Thực tế đã ghi nhận 9 trường hợp nhân viên hoạt động trong các khách sạn nhà hàng và 5 hướng dẫn viên du lịch mắc SXHD. Tuy chưa phát hiện được khách du lịch nào mắc SXHD khi du lịch tại Cát Bà nhưng thực tế nếu vụ dịch SXHD xảy ra và được công bố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của địa phương. Ngoài ra, bệnh dịch sốt xuất huyết còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố rất phức tạp như giảm khả năng sản xuất tạo ra của cải vật chất, mất đầu tư, giảm chỉ số tăng trưởng kinh tế, phải tiêm vắc xin (nếu có vắc xin), giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới công bằng xã hội và giới (phụ nữ thường chịu ảnh hưởng lớn hơn khi bị SXHD) [71]. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng đầu tư vào y tế dự phòng cũng như phòng chống véc tơ sẽ tiết kiệm được DALYs rất nhiều so với điều trị.