HUYỀN THOẠI PI NĂNG TẮC

Một phần của tài liệu Noi dung TLNT_so 3 (Trang 39 - 42)

ó là hệ thống bẫy đá “độc nhất vô nhị” do Anh hùng Lực lượng vũ trang Pi - năng Tắc, người Raglai ở Ninh Thuận sáng chế ra trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Bẫy đá hiện là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nằm trên khu vực rừng núi thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

Huyền thoại của người Raglai Theo chỉ dẫn của ông Lê Xuân Lợi, cán bộ Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi về xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tìm gặp ông Chamaleá Thu, một trong số ít những người từng tham gia những trận đánh lịch sử với anh hùng Pi - năng Tắc những năm của thập niên 60 thế kỷ trước nay còn hiện diện ở đây, để tìm hiểu về những chiếc bẫy đá “thần kỳ” và người anh hùng Pi - năng Tắc.

Khu di tích bẫy đá nằm trên đèo Gia Túc, xã Phước Bình, cách thành phố Phan Rang 70km, giữa một bên là những ngọn núi cao treo leo, một bên là thung lũng, suối. Theo lời kể của ông Chamaleá Thu, những thước phim về một thời hào hùng của anh hùng Pi - năng Tắc và vùng đất Bác Ái một thời oanh liệt hiện ra.

Ông Thu kể, khi đó ông tham gia trong đội “du kích người rừng” của anh hùng Pi - năng Tắc. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), thế lực của thực dân Pháp ngày càng suy yếu, đế quốc Mỹ nhanh chóng hất cẳng Pháp, độc chiếm quyền thống trị ở miền Nam

Việt Nam. Giữa năm 1957, địch đẩy mạnh chiến lược “thượng du vận” ra sức đánh phá ác liệt phong trào cách mạng, dồn dân, lập ấp, thành lập các khu tập trung, hòng tách quân cách mạng ra khỏi đồng bào. Địch dùng vũ lực đàn áp, dồn đồng bào các vùng Phước Kháng, Phước Chiến về khu tập trung ở Đồng Dày, Tầm Ngân, Bà Râu, Cà Rôm. Khi đó, anh hùng Pi- năng Tắc tập trung, kêu gọi đồng bào các khu vực với khoảng 5.000 người phá khu tập trung Bà Râu, Tầm Ngân, đưa đồng bào trở về núi rừng Phước Bình kháng chiến.

Chiến lược “thượng du vận” của địch thất bại thảm hại, chúng điên cuồng mở các đợt càn quét vào các căn cứ lõm, vùng sâu Phước Bình để vây hãm, dồn ép đồng bào, đánh phá cơ sở cách mạng hòng đè bẹp ý chí kháng chiến của đồng bào thiểu số do “chim đầu đàn” Pi-năng Tắc dẫn dắt. Nhớ lại những trận càn quét của địch, ông Sáu nói: “Đi đến đâu, chúng đốt phá hết nhà cửa, đàn áp đồng bào rất dã man nhằm bắt khai cán bộ cách mạng. Nhưng chúng càng càn quét, sự căm phẫn của đồng bào càng cao, càng

Đ

quyết tâm theo ông Tắc làm cách mạng”.

Để ngăn địch vào sâu trong vùng Phước Bình để tàn phá, Pi-năng Tắc nhận thấy con đường độc đạo dẫn vào Phước Bình phải qua đèo Gia Túc với một bên là vách núi cheo leo, bên kia là suối đá hiểm trở. Thấy những tảng đá lớn, sau mùa mưa đất sạt lở, lộ thiên trực chờ đổ ầm xuống phía dưới, ý tưởng hình thành bẫy đá thô sơ chống giặc hình thành. Pi-năng Tắc lên kế hoạch, huy động lực lượng thực hiện.

Đồng bào được huy động để chặt cây, cắt dây tết thành những tấm phản lớn tựa lưng vào vách núi phía dưới được cài then bởi những cây gỗ lớn vừa để chống đỡ vừa để tạo then cài như lẫy nỏ. Dây chằng bằng dây rừng

tết lại với nhau níu giữ bẫy đá. Những khối đá lớn được sức người vận chuyển từ dưới lòng sông lên đặt chồng chất trên tấm phản lớn. Bên kia con đường, nơi giáp mé sông là hệ thống hầm chông nhọn, được phủ bởi các lớp lá mục ngụy trang. Hai bên đường, rừng cây rậm rạp là các bẫy nỏ với mũi tên cùng hệ thống cọc tre vót nhọn tẩm thuốc độc, kết thành mảng phục sẵn.

Toàn bộ khu vực được bố trí với 17 bẫy đá, mỗi giàn chứa hàng chục tấn cùng thiên la địa võng hầm chông, bẫy nỏ, sẵn sàng đổ xuống đầu quân thù bất cứ lúc nào. Xa xa là hình nộm được tạo bởi chiếc gùi mây của đồng bào, được phủ bộ đồ của dân quân như một người lính thực thụ để khi địch nhìn thấy tưởng quân cách mạng, chúng nổ súng thì mình phát hiện và chuẩn bị chiến đấu.

Trận đánh để đời

Ông Thu bảo, đó là trận đánh khiến quân giặc “kinh hồn bạt vía”. “Sau này, khi gặp lại những người thua trận ở “phía bên kia”, họ bảo, ngày 10/8/1961 là ngày mà mỗi khi nhắc lại, họ lại rùng mình, nổi gai ốc. Cứ nghĩ là bị “đấng tối cao” nào đó trừng phạt chứ không phải do những người du kích của ta đánh”, ông Thu nói.

Đó là buổi trưa ngày 10/8/1961, địch mở trận càn lớn gồm một tiểu đoàn lính Mỹ - ngụy, một đại đội lính bảo an đi theo con đường mòn độc đạo dưới chân đèo tiến vào căn cứ Phước Bình, quyết tiêu diệt “đám giặc cỏ” lẩn lút trong rừng sâu. Từ trên núi cao, 3

tổ du kích đã được ông Pi - năng Tắc bố trí, lừa, dụ địch vào ổ phục kích. Khi địch lọt vào trận địa mai phục, hàng trăm tấn đá từ vách núi đổ xuống đầu giặc. Cùng với đó là những trận mưa tên, ná, nỏ từ mé rừng đổ ra.

“Địch kinh hồn bạt vía, hoảng loạn giẫm đạp lên nhau mà chạy. Nhưng chúng chạy đến đâu thì những hầm chông, bẫy nỏ chĩa mũi tên nhọn găm vào chúng. Hơn 100 tên chết thảm, chiến lợi phẩm thu được từ quân địch là hàng ngàn viên đạn, hàng chục khẩu súng và rất nhiều quân trang quân dụng khác. Giữa rừng núi, tay không giết giặc thời bấy giờ, các chiến lợi phẩm kể trên có vai trò rất quan trọng trong củng cố sức mạnh của các “chiến binh rừng già”.

Trận đánh đi vào lịch sử bởi quân địch được trang bị vũ khí tối tân, súng ống đạn dược găm đầy mình. Quân ta chỉ có vũ khí thô sơ, mũi tên, cung, nỏ và những khối đá cheo leo trên vách núi. Chiến thắng trên đèo Gia Túc đã làm nức lòng cả nước. Lịch sử Đảng bộ địa phương ghi lại, riêng năm 1967, huyện Bác Ái tổ chức 61 trận đánh chống càn, tiêu diệt hơn 1.000 địch, riêng vũ khí thô sơ bẫy đá, hầm chông giết được hơn 300 tên. Cũng trong

năm đó, huy động hơn 10.000 lượt

năm đó, huy động hơn 10.000 lượt đồng bào vót chông, bố trí tới 3.259 hầm chông, làm 350 mang cung, xây dựng hơn 50 bẫy đá.

“Phải nói, hệ thống bẫy đá Pi - năng Tắc là sáng chế độc đáo vô cùng, sau này, khi giải phóng rồi, nhiều khách nước ngoài đến tham quan, họ chỉ biết nói “không tin nổi”. Mỗi bẫy đá dài 5m, rộng 2m, các sàn đựng đá cao bằng gỗ lớn, gác đầu vào vách núi, trên mỗi “bẫy” xếp khoảng 7 - 10 tấn đá tròn, đá to. Hệ thống bẫy rất nhạy, địch đi qua, khi giật lẫy, 17 “ngọn núi đá nhân tạo” sẽ như được mọc chân, chạy tới, lao thẳng, đè nát kẻ thù. Địch đi đến đâu, tự mặt đất ngụy trang bỗng sập xuống, dưới hố sâu, hầm chông sắc nhọn chờ sẵn, mang cung và tên thuốc độc từ các tán rừng, các vách núi, từ dưới lòng đất nhất tề bay lên”, ông Thu kể.

Ông Thu bảo, anh hùng Pi - năng Tắc là niềm tự hào của đồng bào Raglai ở Phước Bình. “Nhiều gia đình treo ảnh chân dung của ông trong nhà. Vì chúng tôi coi ông ấy là người hùng, là biểu tượng của sự dũng mãnh nhất của núi rừng”, ông Thu nói.

PHÖC LẬP

http://nongnghiep.vn

“Anh hùng Pi - năng Tắc (1902 - 1977) được Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì; và các danh hiệu cao quí khác gồm: Anh hùng LLVT năm 1965; Huân chương chiến sỹ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba. Tên ông được đặt cho một con đường tại TP Phan Rang và một ngôi trường phổ thông Dân tộc Nội trú tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Năm 2002, bẫy đá Pi - năng Tắc được Nhà nước công nhận Di tích quốc gia đặc biệt”,

Một phần của tài liệu Noi dung TLNT_so 3 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)