Bài học kinh nghiệm về đào tạo NNL ở công ty cổ phần may Nam Định

Một phần của tài liệu QT04044_PHAMTHILIENHUONG4B (Trang 37 - 39)

7. Nội dung chi tiết

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo NNL ở công ty cổ phần may Nam Định

Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần may Nam Định nói riêng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các DN:

- Phải coi việc đào tạo NNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển chiến lược SXKD của công ty

- Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng lao động và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được đào tạo, công ty nên tạo điều kiện cả về công việc cũng như kinh phí đào tạo cho họ, chẳng hạn giảm bớt khối lượng công việc của họ trong thời gian họ đi học... Nếu làm tốt công tác này tức là công ty đã sử dụng tốt yếu tố tạo động lực về tinh thần cho NLĐ.

- Quan tâm đến việc đào tạo NNL trong tương lai bằng tiếp nhận những sinh viên có kết quả học tập tốt về tại đơn vị thực tập sinh. Sau khi hoàn thành khóa học, công ty giữ lại những sinh viên có thành tích học tập tốt.Cần duy trì và ổn định quỹ đầu tư cho đào tạo.

- Cần duy trì và ổn định quỹ đầu tư cho đào tạo: Để hoàn thành mục tiêu đào tạo NNL, công ty cần tiếp tục đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất thiết bị cho đào tạo. Đồng thời phải xây dựng các kế hoạch phân bổ chi tiêu nguồn chi phí đối với từng hoạt động của đào tạo NNL, tránh những lãng phí không cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho đào tạo NNL. Công ty có thể bổ sung nguồn kinh phí cho đào tạo bằng nhiều cách như tăng tỉ lệ trích quỹ đào tạo, phát triển từ lợi nhuận hoặc bổ sung kinh phí đào tạo từ quỹ phúc lợi và khen thưởng…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu QT04044_PHAMTHILIENHUONG4B (Trang 37 - 39)