Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 93 - 95)

Về vấn đề phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, phải tập trung vào các nội dung cơ bản đó là: phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đảm bảo đáp ứng nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển du lịch của quy hoạch; cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cần phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng… đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Xây dựng danh mục các dự án cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên đầu tư phục dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, các di tích lịch sử, các điểm tham quan nổi tiếng tại làng nghề. Ví dụ, tại làng gốm Phước Tích việc cấp thiết lúc này là cần tu bổ, phục hồi lại hệ thống các nhà rường cổ. Trong đó, phải phục hồi lại tường bao, xây bằng gạch đặc; gia công phục hồi cột gỗ, kèo, trến, xuyên xà, đòn tay, rui, lách, ván mái, diềm; phục hồi hệ thống cửa đi, cửa sổ bị hư hỏng; tu bổ phục hồi hoa văn các kết cấu gỗ như kèo, đòn tay; lợp lại mái nhà bằng ngói liệt; lát mới gạch nền, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng; phục hồi màu sắc cho công trình; xử lý chống mối, mọt cho toàn bộ cấu kiện gỗ. Việc trùng tu các nhà rường cổ không chỉ là bảo tồn các giá trị văn hóa, lối kiến trúc đặc trưng mà còn là điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Phước Tích. Bởi hệ thống nhà rường cổ có thể đưa vào khai thác, nhân

rộng mô hình homestay, trở thành điểm lưu trú, nghỉ chân lý tưởng của du khách.

Còn tại làng nón lá Thủy Thanh, hình ảnh biểu trưng của làng- cầu Ngói Thanh Toàn cũng cần được đầu tư tu bổ, nâng cấp hoàn chỉnh. Với các lần tu sửa trước đây cầu ngói Thanh Toàn cơ bản giữ được tổng thể hình thái kiến trúc nguyên vẹn (thượng gia hạ kiều). Tuy nhiên, trong điều kiện thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, sự xâm hại của các yếu tố ngoại lai, theo thời gian cầu đã xuống cấp, hư hỏng các cấu kiện gỗ, phần mái, tường đầu hồi, các họa tiết, con giống trang trí. Vậy nên việc cần làm lúc này là hạ giải công trình cầu để đánh giá cụ thể các cấu kiện; đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn; gia cố nền móng; phục hồi hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc; phương án thiết kế phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và so sánh, đối chứng, đánh giá với hồ sơ khoa học, bản vẽ kỹ thuật của di tích; xác nhận nhằm bảo tồn các yếu tố gốc gắn liền với công trình, gồm kết cấu hệ khung gỗ, ván lót sàn, mái lợp ngói âm ống men Thanh Lưu Ly, hệ trang trí bờ mái, bờ nóc, bờ quyết, ô hộc, màu sắc tổng thể công trình, câu đối khảm sành sứ ở đầu cầu…

Tập trung xây dựng, mở rộng thêm không gian tổ chức Festival nghề truyền thống Huế. Tại những kỳ Festival làng nghề trước, chỉ được khai thác ở khu vực bờ nam sông Hương thì đến kỳ Festival lần thứ 8 vào năm 2019 và những năm về sau nên tập trung khai thác tối đa không gian ở cả hai bờ sông Hương. Trong đó, cầu Trường Tiền nên được sử dụng cho du khách đi bộ để phát huy và khai thác cả công viên bờ bắc sông Hương. Các công viên cũng cần phải cải tạo, đầu tư, chỉnh trang lại không gian, tạo them nhiều khuôn viên cây cảnh, để không gian Festival nghề truyền thống Huế 2019 và những về năm sau tạo được nhiều điểm nhấn và là không gian rộng rãi cho du khách dễ dàng tham quan, mua sắm và tham gia các trải nghiệm lý thú.

Ngoài ra, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm xây dựng các địa điểm mua sắm, hàng lưu niệm, vui chơi giải trí. Có thể xây dựng thêm những khu vui chơi giải trí về đêm hay mở các phiên chợ đêm tại các làng nghề truyền thống để du khách có động lực kéo dài ngày lưu trú của mình. Đối với chợ đêm, các làng nghề có vị trí gần nhau có thể cùng liên kết thành lập phiên chợ. Tại đó, ngoài các gian hàng bày bàn những sản phẩm thủ công của làng nghề, nên mở thêm các gian hàng bán những món ăn là đặc trưng ẩm thực của Huế, những món ăn Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có và

xây dựng mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và thực hiện việc tiếp đón đoàn khách tại sân bay đến làng nghề. Trong mua sắm, cần rà soát, xem xét hoạt động tại các trung tâm trưng bày sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Huế, trung tâm trưng bày làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc, khảo sát các điểm kinh doanh hàng lưu niệm ở các điểm di tích, điểm tham quan, như tại cầu Ngói Thanh Toàn (làng nghề nón lá Thủy Thanh), ... để có cái nhìn toàn cục hơn về sản xuất, mức độ tiêu thụ của các sản phẩm và tính hiệu quả khi đưa vào hoạt động của các điểm mua sắm. Từ đó, có thể định hướng được mức đầu tư và xây dựng thêm các địa điểm mua sắm, bán hàng lưu niệm phục vụ cho nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 93 - 95)