Gắn việc bảo vệ môi trường với phát triển làng nghề truyền thống phục vụ

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 105 - 108)

vào khai thác phục vụ văn hóa, du lịch.

3.2.4. Gắn việc bảo vệ môi trường với phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch vụ du lịch

Thừa Thiên – Huế là một trong những cái nôi đầu tiên của làng nghề Việt Nam. Tuy nhiên, do bắt nguồn từ yếu tố lịch sử và mang tính chất địa phương nên các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đều phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, từ đó đã phát sinh những vấn đề về môi trường. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là rất phức tạp, đòi hỏi thời gian, sự can thiệp của các cơ quan chức năng, các công ty lữ hành và cả những cư dân tại làng nghề truyền thống.

Trước thực tế đó, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống, tỉnh Thừa Thiên - Huế cần xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các mô hình xã hội hóa trong xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, tạo ra môi trường pháp lý cần thiết, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Xây dựng quy hoạch không gian làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, lấy quản lý cấp phường (xã) làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cần tiếp tục tập trung chỉ đạo việc bố trí, huy động vốn để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án xử lý nước thải làng nghề; xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ để tiếp tục từng bước cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn. Đồng thời, huy động cộng đồng

đóng góp nguồn lực để xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; triển khai những mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường, cụ thể đối với từng loại làng nghề, gắn với các hoạt động kinh tế - xã hội và văn hóa của cộng đồng làng nghề, từ đó, nhân rộng mô hình xã hội hóa xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tại địa phương.

Đồng thời, cần chuyển giao công nghệ sạch, xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý môi trường hiệu quả; thực hiện lồng ghép các đề án bảo vệ môi trường làng nghề vào các chương trình, đề án có liên quan; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào xử lý chất thải rắn, nước thải.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục và tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên, rộng rãi để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho toàn bộ người dân làng nghề, đồng thời, những cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho nghệ nhân, công nhân; đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh, an toàn lao động; có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho nghệ nhân, công nhân để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời; đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các điều kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Giáo dục nâng cao hiểu biết cho người dân làng nghề, để họ nhận thức cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường đắt gấp nhiều lần so với lợi nhuận kinh tế đem lại. Để từ đó họ thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi, chung tay bảo vệ môi trường.Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan tại làng nghề của hướng dẫn viên và khách du lịch khi đến tham quan các làng nghề truyền thống. Xây dựng các biển báo nghiêm cấm xả rác tại các khu vực làng nghề, bố trí nhiều thùng rác công cộng tại các điểm tham quan trong địa bàn làng nghề.

Về phía các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian thông thóang tự nhiên tại nơi lao động. Trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại; về công nghệ và thiết bị sản xuất là phải thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế

tiếng ồn, sử dụng các công nghệ có khả năng giảm thiểu các hóa chất độc hại, cụ thể:

- Để giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống (làng tranh tranh Sình, làng nón lá Thủy Thanh, làng gốm Phước Tích), mà chủ yếu do các công đoạn cưa, bào, đánh bóng sản phẩm… thì cần phải bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại. Chỗ phát sinh bụi sẽ được bao che kín, lắp đặt đường ống thu gom bụi có lắp miệng hút vào hệ thống bao che, toàn bộ bụi gỗ sẽ được hút qua hệ thống đường ống bởi quạt hút ly tâm đặt bên ngoài.

- Để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn tại cơ sở sản xuất ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc thì phải bố trí riêng mặt bằng sản xuất hợp lý, lắp đặt bao che chăn bên ngoài để hạn chế bụi cùng tiếng ồn phát sinh; đồng thời, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân lao động như găng tay, khẩu trang, kính, mũ, ủng, quần áo, nút bịt tai cho người lao động tại các cơ sở đúc đồng.

- Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải tại các làng nghề truyền thống thì đối với nước thải sản xuất, cần xây dựng mương thu gom nước thải kiên cố xung quanh khu vực này để thu gom nước thải tránh nước thải chảy tràn ra xung quanh, sau đó đưa về hệ thống xử lý; đối với nước thải sinh hoạt (chủ yếu nước thải vệ sinh của đội ngũ công nhân làm việc và du khách tham quan) phải được xử lý trong bể tự hoại 2, 3 ngăn và đầu ra sẽ cho thóat ra cống thải chung, không cho thấm đất, đồng thời thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải sau xử lý. Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn, giấy vụn, bìa, carton, bao bì, nhựa, thùng gỗ tại làng nghề thì nên tập trung lại đem bán phế liệu, còn các loại chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ khác phải chứa trong thùng rác có nắp đậy và hàng ngày công ty môi trường đô thị đến thu gom, vận chuyển đến bãi rác.

- Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại làng gốm Phước Tích cần thay thế lò đốt củi truyền thống, lò gas thông thường bằng lò gas tiết kiệm năng lượng. Mặc dù lò nung bằng gas đang được sử dụng tại làng gốm Phước Tích đã giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm, độc hại, quá trình nung cũng được rút ngắn và ít gây hại cho người lao động. Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn nên hỗ trợ làng nghề sử dụng lò nung gas tiết kiệm năng lượng. Đây là loại lò nung mới đã được một số làng nghề như Bát Tràng, Chu Đậu bởi tính an toàn và quan trọng là giúp tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; việc tiết kiệm năng lượng cũng mang lại rất nhiều lợi ích, trong

đó có lợi ích với môi trường làng nghề. Song song với việc đưa loại lò gas tiết kiệm năng lượng vào sử dụng cũng cần bảo trì và bảo dưỡng định kỳ các phụ kiện của lò gas để duy trì tuổi thọ của lò; lắp đặt các thiết bị thông gió để hút nhiệt ra ngoài và cung cấp không khí để giảm nhiệt độ khu vực đặt lò; hướng dẫn nội quy an toàn lao động cho lao động trong các cơ sở sản xuất tại làng nghề; có các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo về phòng cháy và chữa cháy để tránh xảy ra những sự cố. Chính quyền địa phương tại làng gốm Phước Tích cần ban hành quy chế khuyến khích các cơ sở sản xuất gốm thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường; đồng thời phát triển dịch vụ tư vấn áp dụng công nghệ lò gas tiết kiệm năng lượng; nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách bắt buộc áp dụng công ghệ lò nung gốm hiện đại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Yếu tố quan trọng để giảm thiểu các tác hại của du lịch đến môi trường, cảnh quan làng nghề chính là cây xanh. Đây là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế các nguồn cây ô nhiễm môi trường của xưởng ra khu vực xung quanh. Việc bố trí cây xanh thích hợp sẽ có tác dụng lọc bụi và hạn chế tiếng ồn. Vì vậy, các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề, cũng như ban quản lý làng nghề cần phải chú trọng vào việc trồng cây xanh và được bố trí trong khuôn viên làng nghề hợp lý. Môi trường luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển du lịch ở bất cứ một điểm đến nào và ở các làng nghề truyền thống cũng vậy. Môi trường làng nghề luôn chịu ảnh hưởng của du lịch, cũng chính yếu tố ấy là điều đầu tiên tạo ấn tượng cho khách du lịch khi bước chân vào khám phá các làng nghề. Vì vậy, các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường làng nghề cần được thực hiện, triển khai hiệu quả để góp phần giữ gìn môi trường làng nghề bền vững, tạo động lực phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 105 - 108)