Phát triển thị trường cho sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 100 - 103)

Thị trường là nhân tố quyết định sự tồn vong của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, vì vậy cần có các biện pháp tổng thể hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, các sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch muốn chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước thì sản phẩm phải tạo được nét độc đáo, riêng có, không giống với sản phẩm của các nước kề cận như Trung Quốc, Thái Lan,… hoặc các tỉnh trong nước. Do vậy, trong quá trình sản xuất các cơ sở phải không ngừng phát triển các sản phẩm theo hướng kết hợp công nghệ sản xuất truyền thống với công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tăng độ tinh xảo và tính hiện đại của sản phẩm; có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới, dịch vụ khoa học và công nghệ; khuyến khích các đơn vị tư vấn trên địa bàn tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại một cách hợp lý vào quá trình sản xuất tại làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Ví dụ, đối với sản phẩm nón lá Huế của làng nón lá Thủy Thanh, bên cạnh việc chằm nón được làm thủ công có thể kết hợp đầu tư máy móc thiết bị sơ chế nguyên liệu để tạo độ đồng đều, tinh xảo, đồng thời sử dụng các phương pháp hiện đại trong xử lí ngâm tẩm, chống mối mọt, tạo màu, tạo độ bền và tăng tính thẩm mỹ cao trong từng sản phẩm nón. Ngoài ra, đối với các sản phẩm đúc đồng của Phường Đúc cũng cần đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị,

Bởi các công đoạn này người thợ vốn dĩ phải tiếp xúc trực tiếp với lò nung thủ công có nhiệt độ rất cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người thợ. Vì vậy các loại máy móc thay thê không chỉ làm tăng năng suất cho các sản phẩm của làng nghề, mà còn giảm giảm bớt nặng nhọc, độc hại cho người lao động tại các cơ sở sản xuất.

Các chủ thể sản xuất và kinh doanh tại làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng cần nghiên cứu nghiêm túc và nắm bắt thị hiếu thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng, tạo ra những gian hàng giới thiệu các sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cho khách du lịch tham quan và trải nghiệm. Đây cũng là dịp để tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các cuộc thi này được tổ chức công khai cho cả các sản phẩm thủ công truyền thống đã được xác nhận và chưa được xác nhận về chất lượng, mẫu mã, công nghệ sản xuất... Tại làng gốm Phước Tích có thể phát động các cuộc thi tay nghề dành cho những thợ làm gốm có tay nghề cao hay các nghệ nhân gốm, để họ có cơ hội thể hiện năng lực cũng như thể hiện khả năng sáng tạo trong các tác phẩm gốm của mình. Qua các cuộc thi cũng sẽ tạo động lực cho các nghệ nhân và thợ thủ công có điều kiện học hỏi và tích cực sáng tạo, cải tiến, nâng cao tay nghề, để góp phần đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thủ công truyền thống trên thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt là, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống nhất đặc trưng của tỉnh và tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủ công thông qua các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời thúc đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Đối với thị trường xuất khẩu phải luôn tạo được uy tín đối với khách hàng, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả, đảm bảo đúng hợp đồng giao hàng cả về thời gian và chất lượng sản phẩm.

Cùng với thị trường đầu ra cần chú ý đúng mức đối với cả thị trường đầu vào (cung cấp các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất làng nghề). Thông thường thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất trong các làng nghề phần lớn là do các cơ sở, doanh nghiệp cung ứng đầu vào ở tại địa phương có gắn kết với các nguồn nguyên liệu cung ứng đến làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Tuy

nhiên, cũng có một số ngành nghề như đúc đồng, sản xuất đồ gỗ,... có không ít loại nguyên liệu phải mua từ các tỉnh khác, kể cả nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải có kế hoạch cụ thể để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bằng nhiều phương thức như liên kết hợp tác lâu dài, đối lưu sản phẩm để lấy nguyên liệu. Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên – Huế cần tạo điều kiện để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, nguyên liệu từ các tỉnh khác hay ở nước ngoài để phục vụ sản xuất, hoặc tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có đủ cơ sở pháp lý trong việc khai thác nguyên liệu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Phát triển các mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất trong làng nghề với các doanh nghiệp thương mại lớn ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…cũng như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước liên doanh với các cơ sở trong các làng nghề thực hiện các dự án sản xuất hàng gia công xuất khẩu hoặc làm trung gian bao tiêu sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên tinh thần liên kết, hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Một giải pháp nữa là các địa phương cần thúc đẩy các chợ, trung tâm thương mại hoặc chợ ở vùng nông thôn, mở các quầy hàng chuyên kinh doanh, mua bán các sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống mở các đại lý, quầy hàng giới thiệu sản phẩm ở các đô thị lớn, các trung tâm thương mại và du lịch phát triển ở trong và ngoài tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ, chính quyền địa phương có thể liên hệ với các gian hàng bày bán sản phẩm quà lưu niệm tại khu vực sân bay của Huế cũng như của các tỉnh thành khác trong nước, để đưa các sản phẩm tranh dân gian của làng Sình vào bày bán tại các gian hàng đó. Đây là cách thức vừa giúp tiêu thụ sản phẩm tranh, mở rộng thị trường cho dòng tranh truyền thống, cũng vừa là một hình thức quảng bá sản phẩm tranh làng Sình tới du khách trong và ngoài nước.

Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch với nhau nhằm tạo kênh phân phối sản phẩm cho làng nghề truyền thống phục vụ du lịch thông qua các tour du lịch tham quan và trải nghiệm tại làng nghề truyền thống, từ đó có thể quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Khuyến khích và phát triển các quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch với doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thành phố hoặc ở các địa phương khác, với các

tổ chức thương mại, nhằm tăng sức mạnh trên thị trường, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh từ phân phối, tiêu thụ sản phẩm đến phát triển mạnh mẽ hình thức du lịch làng nghề tại làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tran-Thi-Ngoc-Bich-VH1802 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w