Khái niệm về cách ạt đồng nhất

Một phần của tài liệu ok_VLDC_Pham_Duy_Lac (Trang 81 - 82)

Các hạt đồng nhất là các hạt giống hệt nhau về mọi đặc trưng cho hạt: như điện tích, khối lượng, spin, mômen từ,... sao cho trong những điều kiện như nhau thì các hạt

ấy các biểu hiện như nhau. Khái niệm đó đặc trưng cho chính các vi hạt cùng loại. Trong cơ học lượng tử ta thường gặp hệ các hạt đồng nhất, ví dụ như hệ hạt electron, hệ hạt phôton, hệ hạt prôton, ... Vấn đề đặt ra là, vì các hạt giống hệt nhau nên làm thế nào để phân biệt chúng. Trong vật lý cổ điển, để phân tích các hạt trong một hệ hạt đồng nhất, người ta phân biệt các hạt theo các trạng thái của chúng, nghĩa là có thể đánh dấu từng hạt tại một thời điểm ban đầu nào đó. Về nguyên tắc, sau đó cũng có thể theo dõi quỹ đạo của từng vi hạt (vì ta biết được đồng thời tọa độ và vận tốc) và do đó chi rõ hạt nào ờđâu, như vậy có thể phân biệt được hạt đồng nhất này so với hạt đồng nhất kia.

Cơ học lượng tử cho rằng, không thể phân biệt được các hạt trong một hệ hạt

đồng nhất. Vì theo nguyên lý bất định, ta không thể xác định thật chính xác đống thời tọa độ và vận tốc của hạt, hơn nữa khái niệm quỹ đạo đối với mỗi hạt không có ý

nghĩa, cho nên về nguyên tắc, dù có biết vị trí của mỗi hạt tại thời điểm ban đầu, thì ở

thời điểm sau đó cũng không thể biết hạt nào sẽ ở một vị trí đã cho của không gian. Mà ta chỉ có thể biết mật độ xác suất để ở vị trí đã cho có hạt, nhưng không biết đích thực hạt nàn ởđó cả. Do là nội dung của nguyên lý không phân biệt được các hạt đồng nhất. Trong hệ các hạt đồng nhất chỉ tồn tại các trạng thái nào mà chúng không thay

đổi khi hoán vị hai hạt bất kỳ trong hệ.

Một phần của tài liệu ok_VLDC_Pham_Duy_Lac (Trang 81 - 82)