Các tiêu chí sản xuất thủy sản sạch

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40918 (Trang 26 - 68)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.Các tiêu chí sản xuất thủy sản sạch

1.3.1.Trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có các chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế nhƣ GlobalGAP, ASC (thủy sản đƣợc nuôi có trách nhiệm)…

- GLOBALGAP (Global Partnership for Good Agricultural Practice) là tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu tập trung vào quản lý chất lƣợng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản.... Giấy chứng nhận là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt đƣợc mức độ chấp nhận đƣợc về an toàn và chất lƣợng, và quá trình sản xuất đƣợc chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của ngƣời lao động, môi trƣờng, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu không có sự đảm bảo này, ngƣời sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trƣờng từ chối.

- ASC (Aquaculture Stewardship Council hay Hội Đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản) là chƣơng trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản đƣợc nuôi có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn đƣợc xây dựng theo hƣớng dẫn Liên Minh Quốc Tế về Công Nhận và Dán Nhãn Môi Trƣờng và Xã Hội (ISEAL), nhiều bên liên quan, cởi mở và minh bạch, số liệu hiệu suất hoạt động dựa trên khoa học nhằm giảm thiểu tác động môi trƣờng và xã hội của nuôi trồng thủy sản thƣơng mại bằng cách giải quyết các tác động chính. Thông qua Chứng nhận ASC, các trại nuôi hƣớng đến giảm thiểu thành

công những tác động có hại đến môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng bằng việc bảo tồn đất; giải quyết nạn lây truyền vi-rút và giảm thiểu các loại mầm bệnh; đem đến nguồn nƣớc sạch và đảm bảo việc sử dụng nƣớc sạch lâu dài; đảm bảo việc sử dụng có trách nhiệm đối với thức ăn chăn nuôi; và giải quyết các vấn đề về đa dạng sinh học.

1.3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VIETGAP) và Bộ tiêu chí đánh giá VIETGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) trong lĩnh vực thủy sản đƣợc hiểu là thực hành sản xuất thủy sản tốt ở Việt Nam trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí: bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho ngƣời lao động, truy xuất đƣợc nguồn gốc sản phẩm thủy sản...

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC THỦY SẢN10

(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Văn bản quy định

1. Giống thuỷ sản. Giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lƣợng theo QCVN, TCVN tƣơng ứng.

- Thông tƣ số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/05/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản lý giống thủy sản,

- Thông tƣ số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 -15 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trƣờng.

2.

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng.

- Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trƣờng đƣợc phép lƣu hành tại Việt Nam.

- Thức ăn đảm bảo theo TCVN. - Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02- 14 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi

- Pháp lệnh Thú y năm 2004.

TT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Văn bản quy định

cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (Nghị định số 33/2005/NĐ-CP).

- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sủa đ i, b sung một số điều Nghị định số 33/2005/NĐ-CP. - Thông tƣ số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

3.

Xử lý rác thải, bảo vệ môi trƣờng

- Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thƣờng, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

- Nƣớc thải ra ngoài môi trƣờng phải đạt các chỉ tiêu chất lƣợng theo quy định hiện hành

- Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014. - Thông tƣ số 22/2014/TT-BNNPTNT.

- Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải nguy hại. - QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT Quy chuẩn cơ sở nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.

1.4. Chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản

1.4.1. Nội dung chủ yếu của chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản

Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả cho rằng: Chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản là các biện pháp đƣợc đƣa ra, trong đó thể hiện sự ƣu tiên, ƣu đãi, h trợ tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất thủy sản thực sự mong muốn đƣợc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất và có khả năng hiện thực hóa mong muốn đó. Đẩy mạnh việc tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện, bảo vệ môi trƣờng. Chính sách này sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn cho môi trƣờng, xã hội, qua đó thúc đẩy sản xuất.

Chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản có vai trò dẫn đƣờng và là đòn bẩy cho sự đột phá của ngành sản xuất thủy sản; là tác nhân tích cực tạo ra sức mạnh, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành kinh tế thủy sản; thể hiện sự gắn kết hiệu quả giữa khoa học và công nghệ với sản xuất thủy sản. Việc gây dựng và phát triển các chính sách áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng thủy sản phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.

Quan niệm của tác giả về các biện pháp ƣu đãi, h trợ đối với ngƣời nuôi thủy sản áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất là tất cả những hoạt động nhằm giúp ngƣời nuôi thủy sản trên các phƣơng diện tạo điều kiện thuận lợi để họ áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản; ƣu tiên về nguồn vốn, trợ giúp về thông tin, công nghệ, kinh nghiệm quản lý; tìm kiếm thị trƣờng; h trợ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đầu vào.…

* Nội dung của các chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản tập trung vào:

- Ƣu tiên cho vay vốn, kêu gọi đầu tƣ, bảo lãnh vay vốn, tập trung vốn để ngƣời nuôi có khả năng đầu tƣ công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng vào sản xuất thủy sản;

- Cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học xuống thực tế để bồi dƣỡng, tập huấn cho ngƣời sản xuất;

- Chủ động h trợ thông tin, tìm kiếm công nghệ, bồi dƣỡng nhân lực và phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm;

- Chính sách h trợ và quản lý việc cung cấp các dịch vụ phòng chống dịch bệnh theo hƣớng an toàn sinh học, quản lý nguồn cung cấp thức ăn và h trợ việc sản xuất và tìm kiếm thức ăn bằng công nghệ sạch…

- Khuyến khích thành lập các t chức có tính liên kết các chủ thể sản xuất để cùng nhau ứng phó với những vấn đề bất lợi cho ngƣời sản xuất tạo điều kiện để việc áp dụng công nghệ sạch đạt hiệu quả cao.

- Và nhiều chính sách ƣu tiên, ƣu đãi khác.

Đối với các chủ thể khác, cùng với cơ chế tự chủ, các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, Nhà nƣớc đang có chính sách đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học, h trợ các nhà khoa học tham gia hoạt động kinh doanh và khuyến khích tham gia hoạt động nghiên cứu, triển khai để tạo ra các sản phẩm khoa học có chất lƣợng cao, đủ điều kiện áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn.

Ngoài ra còn có sự tham gia đầu tƣ của các t chức kinh tế, doanh nghiệp đối với ngƣời nuôi thủy sản về vốn về công nghệ, về các dịch vụ…phụ thuộc vào bản chất, tôn chỉ và mục đích hoạt động của các t chức này. Các chƣơng trình đầu tƣ của các t chức này phụ thuộc vào năng lực tài chính và khả năng t chức của những ngƣời tham gia. Các hình thức đầu tƣ thƣờng là chuyển giao công nghệ, thực hiện các dự án, cung cấp thông tin, đào tạo nâng cao năng lực cho ngƣời nuôi thủy sản, hành động tập thể vì lợi ích chung...

Trong đề tài này chính sách áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản đƣợc hiểu là các biện pháp áp dụng các chính sách của Trung ƣơng, của tỉnh hoặc của chính quyền, các cơ quan, đơn vị của huyện đối với ngƣời nuôi thủy. Nhằm ƣu tiên để kích thích họ muốn và có điều kiện đầu tƣ áp dụng

công nghệ sạch trong nuôi thủy sản. Chính sách nhằm giảm thiểu đƣợc các rủi ro, thiệt hại trong quá trình sản xuất. Phát triển n định, nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm thuỷ sản cung cấp cho thị trƣờng. Tạo ta sản phẩm thuỷ sản sạch, an toàn, từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống và nâng cao lợi thế cạnh tranh những sản phẩm thuỷ sản của huyện.

1.4.2. Đặc điểm của chính sách áp dụng cộng nghệ sạch trong sản xuất thủy sản

Đa dạng về chủ thể và phƣơng thức đầu tƣ, h trợ cho việc áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản.

Chủ thể h trợ có thể là cơ quan nhà nƣớc, các hiệp hội, hoặc t chức. M i chủ thể h trợ ngƣời nuôi thủy sản trong việc áp dụng công nghệ sạch đều hành động theo những tôn chỉ, mục đích, phƣơng thức và nguyên tắc riêng.

Nhà nƣớc là chủ thể h trợ lớn nhất và quan trọng nhất. Nhà nƣớc cũng có nhiều phƣơng thức và mục đích h trợ khác nhau đối với ngƣời áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản.

Phƣơng thức h trợ của Nhà nƣớc rất phong phú, bao gồm tất cả các hình thức h trợ đầu vào, h trợ trong quá trình nuôi, h trợ tiêu thụ đầu ra, h trợ thông tin và có thể h trợ về xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng nuôi tập trung, h trợ kỹ thuật, khuyến ngƣ, h trợ tín dụng ƣu đãi, thuế, quảng bá, tiếp thị, h trợ đào tạo, nguồn nhân lực, h trợ xử lý môi trƣờng nuôi, h trợ xây dựng thƣơng hiệu tập thể...

Hội nông dân có phạm vi và hình thức h trợ đa dạng, từ h trợ khuyến ngƣ, h trợ giống mới, h trợ kinh nghiệm, h trợ vay vốn... đến h trợ t chức hợp tác sản xuất, tiêu thụ, cung ứng. Mục đích của Hội nông dân là h trợ hộ ngƣời nuôi nâng cao thu nhập, duy trì và phát triển kinh tế bền vững. Chƣơng trình Hội nông dân tham gia nhiều nhất là chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, Hội nông dân có năng lực tài chính khá hạn chế nên thƣờng sử dụng các hình thức h trợ thông qua liên kết với các t chức khác.

Các doanh nghiệp cũng đầu tƣ theo mục tiêu, nhiệm vụ và khả năng của họ thƣờng là vì lợi ích cùng phát triển

Đầu tƣ nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng khắc phục nhƣợc điểm của ngƣời nuôi và đáp ứng yêu cầu của sản phẩm thuỷ sản sạch, an toàn và yêu cầu về đảm môi trƣờng.

Đối tƣợng đƣợc đƣợc đầu tƣ chủ yếu là những hộ gia đình nông dân, những chủ thể nuôi thủy sản chuyển sang áp dụng công nghệ sạch, mong muốn cải tiến phƣơng pháp để đạt đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản, phát triển kinh tế bền vững.

Để giúp hộ nuôi khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ, không có khả năng phòng dịch sản phẩm chất lƣợng thấp, sản xuất có nhiều rủi ro, chính quyền t chức hƣớng dẫn ngƣời nuôi thống nhất thực hiện chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng. Chống lại dịch bệnh cho đối tƣợng nuôi, không sử dựng thuốc kháng sinh đã bị cấm, tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm... h trợ họ tham gia thực hiện tốt các chƣơng trình nuôn an toàn có lợi cho họ, cho cộng đồng…

1.5. Ý nghĩa của công nghệ sạch trong nuôi trồng thủy sản

Theo ông Ngô Tiến Chƣơng – Điều phối viên Chƣơng trình nuôi trồng thủy sản của WWF-Việt Nam tại Hội thảo “Vai trò của dịch vụ hệ sinh thái trong quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững và thích ứng với biến đối khí hậu” tại Bến Tre ngày 18 - 19/12/2012: “Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội hay thủy sản “sạch”.

Đơn giản nhƣ, khi chúng ta bỏ tiền ra mua một sản phẩm, chúng ta luôn quan tâm đến sản phẩm đó đƣợc sản xuất từ đâu, nhƣ thế nào, có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Tƣơng tự, ngƣời tiêu dùng các sản phẩm thủy sản cũng thế, đều rất quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của sản phẩm, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm đó liệu có đƣợc sản xuất một cách có trách nhiệm hay không? Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm này và một phần lợi nhuận này đƣợc trích ra để tái đầu tƣ cho dịch vụ từ môi trƣờng và xã hội.

Để sản xuất thủy sản “sạch”, theo ông Chƣơng, điều này cần cả một quá trình sản xuất chuẩn, đáp ứng nhiều yêu cầu. Hiện, tất cả các tiêu chuẩn cho ngành nuôi trồng thủy sản đều đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo sản phẩm đƣợc sản xuất có trách nhiệm. Có thể nói, căn bản nhất vẫn dựa trên một số yếu tố nhƣ: Đầu vào sản xuất phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhƣ con giống, thức ăn; sản xuất phải phù hợp với điều kiện môi trƣờng để bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái quan trọng xung quanh nhằm đảm bảo trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội.

Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và có định hƣớng chiến lƣợc rõ ràng, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản vẫn chƣa thật sự toàn diện và bền vững, vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chủ yếu vẫn gia tăng về lƣợng, còn sự chuyển biến về chất rất hạn chế. Chúng ta cần tập trung đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm thay vì phát triển ồ ạt mà thiếu kiểm soát hay thiếu quy hoạch tốt, nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm thay vì gia tăng số lƣợng. Áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách có hệ thống để tạo lòng tin của ngƣời tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội.

Việc sản xuất thủy sản theo quy trình không an toàn đã trở nên bất cập

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40918 (Trang 26 - 68)