Điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40918 (Trang 71 - 82)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Điều kiện chủ quan

2.4.2.1.Thuận lợi

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển bền vững, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách h trợ đ i mới công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trƣờng, áp dụng công nghệ sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trƣờng...Đó là các chính sách ƣu đãi trong cho thuê đất, thuế, h trợ vay vốn ngân hàng, h trợ mua máy móc, công nghệ, t chức tập huấn…Những chính sách ƣu đãi này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực đ i mới công nghệ áp dụng công nghệ sạch của các cá nhân, t chức đang hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản của huyện.

Trên địa bàn huyện Nam Sách, nhận thức của ngƣời dân cũng nhƣ các hộ nuôi thủy sản về sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Qua khảo sát thực tế nhiều chủ hộ nuôi cá lồng của huyện Nam Sách, nhất là những hộ nuôi với số lƣợng lớn đều đã bày tỏ ý kiến về việc cần có hƣớng đi phát triển bền vững trong sản xuất thủy sản, áp dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩm sạch có chất lƣợng phục vụ ngƣời tiêu dùng, và mong muốn tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời tiêu dùng về sản phẩm cá lồng sạch của Nam Sách (tuy nhiên vẫn còn lúng túng vì đơn độc).

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển cân bằng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, Chính quyền tỉnh Hải Dƣơng, huyện Nam Sách, trong những năm gần đây đã có sự quan tâm đến việc phát triển ngành thủy sản theo hƣớng bền vững. Những năm qua, tỉnh đã triển khai một số dự án nuôi thủy sản. Ví dụ: Năm 2015, Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hƣớng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dƣơng triển khai thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi cá rô phi lai xa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; đồng thời mô hình áp dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trƣờng đáy ao nuôi và chế phẩm E.M xử lý nƣớc ao nuôi góp phần hạn chế dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi. Mô hình đƣợc triển khai với quy mô 20 ha, có 70 hộ tham gia tại các xã Hồng Khê (Bình Giang), Chi Lăng Nam và Ngô Quyền (Thanh

Miện), Quang Khải (Tứ Kỳ). Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc về việc ƣu đãi về thủ tục cũng nhƣ thời gian cho vay vốn để chủ hộ chăn nuôi có thể áp dụng các công nghệ sạch.

UBND tỉnh có chủ trƣơng trong những năm tiếp theo ngành Thủy sản tỉnh thực hiện nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, sản suất hàng hoá tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thuỷ sản theo hƣớng bền vững. Phát triển mạnh sản xuất và quản lý sản xuất cả nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sản xuất giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học ... đảm bảo giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trƣờng, gắn phát triển sản xuất với đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ, xử lý tốt môi trƣờng sinh thái và phòng tránh thiên tai. Xây dựng mô hình sản xuất tốt từ các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, áp dụng thực hành nuôi thuỷ sản tốt (GAP), VietGAP ở 5 khu nuôi trồng thủy sản tập trung và nuôi cá lồng trên sông, tiến tới thực hành quản lý tốt (BMP), nuôi có trách nhiệm (CoC).

Biện pháp thực hành nuôi tốt đƣợc dịch từ cụm từ tiếng Anh “Better Management Practices”, viết tắt là BMP, là cẩm nang hƣớng dẫn dành cho ngƣời nuôi, đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phân tích hiện trạng về mặt kỹ thuật và quản lý và kết quả phân tích đánh giá rủi ro, với sự tham gia của các nhóm liên quan. ... Áp dụng BMP trong nuôi trồng thủy sản không những giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng, đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng mà còn nâng cao tính cộng đồng... Khi áp dụng BMP, các biện pháp phòng bệnh và tránh lây lan bệnh đƣợc thực hiện triệt để trong tất cả các trang trại cùng một nhóm do đó làm giảm thiểu sự xuất hiện và lây lan bệnh. Thƣờng BMP đƣợc thực hiện theo nhóm, do đó khi mua thức ăn, thuốc, con giống thƣờng mua với số lƣợng lớn có thể đƣợc giảm giá. Hơn nữa, BMP khuyến khích nông dân không dùng thuốc và hóa chất không cần thiết, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích ngƣời nuôi không sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh cấm, đảm bảo môi trƣờng nuôi sạch để đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao khả năng thâm nhập, mở rộng thị trƣờng nâng cao giá bán. BMP khuyến khích các biện pháp kỹ thuật

và quản lý làm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng xung quanh. BMP đƣợc thực hiện theo hình thức tập thể, mọi hoạt động của tập thể đều do các thành viên cùng quyết định. Nhƣ vậy BMP sẽ giúp nâng cao tính cộng đồng trong tập thể ngƣời nuôi.

2.4.2.2. Khó khăn

Trình độ nhân lực: Qua điều tra khảo sát thực tế, chất lƣợng lao động hiện nay thấp, hầu hết ngƣời nuôi thủy sản trong huyện đều chƣa đƣợc đào tạo bài bản qua trƣờng lớp, qua tập huấn mà chủ yếu là tự tìm tòi, học hỏi và nuôi theo kinh nghiệm.... nên không nắm đƣợc kỹ thuật nuôi, lúng túng trong việc xử lý những vấn đề phát sinh trong khi nuôi, làm ảnh hƣởng tiêu cự đến môi trƣờng gây thiệt hại khi có dịch bệnh sảy ra, nhất là trong nuôi cá lồng. Ngƣời nuôi thủy sản trong huyện chƣa ý thức đƣợc việc phát triển thủy sản bền vững, chỉ tập trung vào lợi ích trƣớc mắt. Sự hiểu biết về công nghệ sạch hầu nhƣ không có, không quan tâm, việc nuôi thủy sản đƣợc thực hiện theo kiểu bắt trƣớc, thấy ngƣời khác làm, có thu nhập thì thực hiện mặc dù mình chƣa có kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo (nhất là trong nuôi cá lồng).

Mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động đến ý thức của ngƣời dân. Các chủ nuôi thủy sản chạy theo lợi nhuận phát triển kinh tế bằng mọi giá, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối ngƣời tiêu dùng đánh đồng sản phẩm sạch, an toàn với các sản phẩm kém chất lƣợng gây thiệt hại cho nhà sản xuất áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trƣờng.

Hiện nay, hình thức nuôi thủy sản của huyện chủ yếu vẫn là theo quy mô hộ gia đình, cá nhân, chƣa có mô hình t chức sản xuất theo hình thức hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Các mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, hạ tầng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, các hộ nuôi tự tìm đầu ra, tự cạnh tranh lẫn nhau làm mất khả năng cạnh tranh chung, làm giảm giá thành sản phẩm. Sản xuất đơn lẻ; chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên có lúc, có nơi phát triển quá “nóng”, thiếu quy hoạch; công tác quản lý các yếu tố đầu vào, thu mua và tiêu thụ còn nhiều bất cập; hoạt động xúc tiến thƣơng mại chƣa đạt hiệu quả cao; ngƣời nông dân chƣa tiếp cận đƣợc các chính sách của Nhà nƣớc.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc của tỉnh, huyện chƣa thực sự quan tâm đến ngƣời dân, phó mặc cho họ tự làm, chƣa có giải pháp quản lý, h trợ hữu hiệu cho các chủ hộ nuôi thủy sản để nâng cao hiệu quả phát triển bền vững. Qua khảo sát thực tế tại huyện Nam Sách, các cơ quan chuyên môn có chức năng về nông nghệp, khuyến nông, hội nông dân chƣa có biên chế cán bộ công chức có chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, không có cơ chế quản lý hoặc h trợ, hƣớng dẫn ngƣời nuôi thủy sản trong việc đ i mới công nghệ để áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản trong huyện. Công tác khuyến ngƣ còn nhiều hạn chế, số cán bộ quản lý trong lĩnh vực thủy sản còn thiếu và yếu gây khó khăn trong công tác quản lý, triển khai chỉ đạo, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, huyện Nam Sách và những ƣu điểm, hạn chế trong sản xuất thủy sản (chủ yếu tác giả đi sâu vào những hạn chế). Nghiên cứu chính sách của Nhà nƣớc, của địa phƣơng trong việc đ i mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, phát triển thủy sản bền vững; nghiên cứu thực trạng chính sách đã đƣợc thực hiện và hiệu quả của nó trong đ i mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản ở huyện Nam Sách, Hải Dƣơng, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản của huyện Nam Sách. Qua đó thấy rằng các chính sách đến với ngƣời nuôi thủy sản để kích thích họ áp dụng công nghệ sạch nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển thủy sản bền vững còn hạn chế, hình thức, chung chung, khó thực hiện, chƣa có nhiệm vụ cụ thể và quy định trách nhiệm đối với cơ quan chức năng, triển khai thực hiện không hiệu quả các chính sách của Nhà nƣớc; các cơ quan, cán bộ thực hiện chƣa thực sự coi trọng lợi ích của ngƣời dân, của nhà sản xuất mà thƣờng làm việc lấy lệ, thiếu thiết thực, tƣ tƣởng ban ơn, không t ng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm.

Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách ƣu tiên về tài chính, tạo lập t chức, chủ động h trợ về thông tin, tìm kiếm công nghệ, bồi dƣỡng kiến thức; tìm kiểm thị trƣờng tiêu thụ mang tính thiết thực, khả thi trong việc kích thích ngƣời nuôi thủy sản áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất.

Chƣơng 3

CHÍNH SÁCH CHO VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN Ở NAM SÁCH, HẢI DƢƠNG

Để ngƣời nuôi thủy sản của huyện Nam Sách tự nguyện, và thực sự thấy việc cần thiết của áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất để phát phát triển bền vững, cần có chính sách phối hợp đồng bộ để đảm bảo hiệu quả của chính sách nhằm kích thích, khuyến khích áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản ở huyện Nam Sách.

3.1. Kịch bản của các chính sách

3.1.1. Kịch bản triết lý

Ƣu tiên về tài chính, chủ động h trợ tìm kiếm thông tin, tìm kiếm công nghệ và thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch để sản xuất làm cho ngƣời nuôi thay đ i nhận thức, sự hiểu biết về công nghệ sạch; yên tâm về sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng từ đó kích thích họ đầu tƣ áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản, nhằm sản xuất ra sản phẩm an toàn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nâng cao hiệu quả sản xuất để phát triển bền vững.

3.1.2. Kịch bản mục tiêu

Thông thƣờng, một chính sách đƣợc ra đời có 2 mục tiêu: mục tiêu công bố và mục tiêu ngầm định.

3.1.2.1. Mục tiêu công bố:

Do tình trạng sản xuất thủy sản của huyện phát triển tự phát, nuôi thủy sản nhỏ lẻ, sản xuất bấp bênh, không n định. Sử dụng các kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu; sử dụng thức ăn, thuốc phòng, chống bệnh không đảm bảo; kiến thức, năng lực, trình độ ngƣời nuôi thấp. Thiếu sự quan tâm, quản lý của chính quyền địa phƣơng nên việc sản xuất thủy sản ở khu vực ven sông của huyện ngày càng gây ra ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh gia tăng, hiệu quả không cao, có thời điểm l vốn, nhiều hộ phá sản. Chỉ phát triển theo chiều rộng, không theo chiều sâu, nên không bền vững.

thủy sản, phát triển bền vững của ngành thủy sản trên địa bàn huyện bằng việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất.

3.1.2.2. Mục tiêu ngầm định:

Làm cho ngƣời sản xuất thấy đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, góp phần giải quyết tình trạng mâu thuẫn xã hội nảy sinh khi môi trƣờng bị ô nhiễm; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng qua việc tạo ra các sản phẩm an toàn, đồng thời làm tăng sự gắn kết giữa ngƣời sản xuất thủy sản với các nhà khoa học, t chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công nghệ và với các t chức, cá nhân kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Kịch bản mục tiêu của chính sách đƣợc thể hiện:

Áp công nghệ sạch để sản xuất thủy sản nhằm phát triển bề vững vùng nƣớc ven sông huyện Nam Sách đƣợc thông qua 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

* Soạn thảo các văn bản tài liệu liên quan;

* Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành làm việc với các t chức, cơ quan, đơn vị liên quan đến quá trình triển khai thực hiện chính sách;

* Xây dựng hệ thống chính sách. Giai đoạn 2:

* Cơ cấu lại t chức, bộ máy các cơ quan liên quan đến quản lý nhà nƣớc của huyện trong lĩnh vực thủy sản đảm bảo hiệu quả khi hoạt động;

* Ban hành chính sách ƣu tiên về tài chính, chủ động h trợ tìm kiếm thông tin, tìm kiếm công nghệ và thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch để sản xuất.

3.1.3. Kịch bản phương tiện

Phƣơng tiện thực hiện chính sách ở đây là nguồn tài chính, nhân lực và thông tin, công nghệ sạch cho sản xuất thủy sản.

3.1.3.1. Phương tiện vật chất, nguồn tái chính

Nguồn tài chính từ các quỹ phát triển Khoa học và công nghệ để áp dụng các công nghệ sạch vào sản xuất xuất nông nghiệp. Qua việc phân tích những ƣu điểm của việc áp dụng công nghệ sạch và tình hình cụ thể, sự cam

kết áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản của từng t chức, cá nhân nuôi thủy sản của huyện để quyết định việc ƣu tiên tài chính, h trợ theo từng cấp độ cho các t chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

Nguồn tài chính của các ngân hàng, các t chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nói chung và thực hiện theo các chính sách h trợ của Chính phủ;

Nguồn vốn từ các t chức và cá nhân đầu tƣ cho nuôi trông thủy sản của huyện; nguồn kinh phí từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; nguồn tài chính từ việc tiết kiệm các chi phí của các t chức, cá nhân nuôi thủy sản có áp dụng công nghệ sạch do đƣợc miễn giảm các chi phí; nguồn đầu tƣ của các doanh nghiệp theo các dự án dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản.

3.1.3.2. Phương tiện phi vật chất

Nguồn nhân lực: Tranh thủ sự tham gia chỉ đạo, hƣớng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, Sở Tài nguyên- môi trƣờng, Sở KH&CN, Sở Công Thƣơng, Sở Tài chính; sự tham gia trực tiếp của các cơ quan liên quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Nam Sách; sự tham gia của Uỷ ban nhân dân các xã của huyện; các t chức, cá nhân sản xuất, cung ứng, chuyển giao các công nghệ sạch phục vụ cho sản xuất thủy sản; các t chức, cá nhân có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch để sản xuất.

Thông tin: Hệ thống các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh, huyện liên quan đến chính sách h trợ cho sản xuất thủy sản, ƣu tiên cho phát triển, áp dụng công nghệ sạch, công nghệ mới thân thiện môi trƣờng nói chung và áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản nói riêng; sự tham gia của các t chức, cá nhân trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức về công nghệ sạch và việc áp dụng công nghệ này trong sản xuất để đảm bảo thân thiện môi trƣờng, cho ra sản phẩm an toàn. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ sạch trong phát triển nuôi thủy sản theo hƣớng bền vững.

3.1.4. Kịch bản hoạt động

Uỷ ban nhân dân huyện Nam Sách là chủ thể ban hành và thực hiện chính sách có tranh thủ sự tham gia của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40918 (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)