9. Kết cấu của luận văn
3.2. Nội dung của các chính sách
3.2.1. Chính sách ưu tiên về tài chính cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch
3.2.1.1. Thực hiện linh động các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh để ưu tiên tập trung nguồn vốn cho các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản
Bằng việc áp dụng các chính sách h trợ tài chính của Chính phủ đối với nuôi thủy sản một cách linh động, không mang tính cào bằng, dàn trải để tập trung ƣu tiên nguồn vốn cho nuôi thủy sản bằng công nghệ sạch, đáp ứng nhu cầu lớn về vốn, tạo lợi thế cho ngƣời nuôi thủy sản bằng công nghệ sạch.
Nguồn vốn cho áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản chính là khó khăn lớn nhất cho các hộ nuôi. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay chính quyền huyện cần áp dụng các chính sách của nhà nƣớc theo hƣớng linh động, thiết thực hơn, tránh hình thức để các hộ nuôi thủy sản dễ dàng tiếp cận và thụ hƣởng những chính sách ƣu đãi. Thực hiện các chính sách của Chính phủ phải có hiệu quả thực sự, cơ quan quản lý nhà nƣớc của huyện nắm chắc tình hình
sản xuất thủy sản ở địa phƣơng, từ đó đề xuất, chỉ đạo đối với hệ thống ngân hàng là các chủ thể trong thực hiện chính sách h trợ về tài chính của Chính phủ linh động ƣu tiên cho các đối tƣợng nuôi thủy sản có áp dụng công nghệ sạch, phát triển theo hƣớng bền vững. Khi mà nguồn vốn có hạn, trong khi nhu cầu vay vốn lớn, thì nên căn cứ theo thực trạng nuôi thủy sản, nhu cầu đầu tƣ áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản của các t chức, hộ nuôi để ƣu tiên tập trung vốn nhằm đảm bảo đủ khả năng đầu tƣ cho việc áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản sau đó quay vòng vốn tránh tình trạng dàn trải (không đủ điều kiện thực hiện) không hiệu quả.
Chính sách linh động sử dụng nguồn h trợ tài chính trong việc chuyển đ i nguồn tài chính h trợ rủi ro trong chăn nuôi sang việc hộ trợ đầu tƣ áp dụng công nghệ sạch, phòng ngừa rủi ro trong nuôi thủy sản của huyện. Chính sách này thể hiện tính ƣu việt trong việc hạn chế rủi ro, mất khả năng tái đầu tƣ, phá sản đối với ngƣời sản xuất thủy sản.Thủy sản chậm lớn, giảm sản lƣợng, tốn thức ăn, dịch bệnh, chết hàng loạt do ô nhiễm môi trƣờng, ngƣời nuôi không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, và nguyên nhân sâu xa là chƣa đủ nguồn vốn. Tuy nhiên qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế tác giả thấy rằng chính sách h trợ rủi ro trong nuôi thủy sản là cần thiết, nhƣng thực chất chỉ là việc khắc phục hậu quả và ở đây có thể thấy cả nhà nƣớc và ngƣời nuôi thủy sản đều mất, đều thiệt hại không bên nào đƣợc (khi nhận được hỗ trợ rủi ro thì có thể không còn khả năng tiếp tục sản xuất), vậy tại sao không áp dụng chính sách để chỉ một bên mất còn bên kia sẽ đƣợc và hơn nữa là cả hai bên đều đƣợc. Khi đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng, đ i mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh hoặc có thể không xảy ra dịch bệnh cho thủy sản, nhà nƣớc hạn chế hoặc không phải mất kinh phí h trợ rủi ro. Đầu tƣ để hạn chế rủi ro sẽ có lợi hơn rất nhiều khi đầu tƣ để giải quyết rủi ro vì khi có rủi ro, nguy cơ ngƣời nuôi thủy sản không đủ sức tiếp tục đầu tƣ sản xuất là rất lớn. Để sản xuất đƣợc an toàn, hạn chế thấp nhất việc rủi ro thiệt hại, tái đầu tƣ sản xuất làm cho sản xuất thủy sản đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Do đó chính
sách chuyển nguồn h trợ rủi ro sang h trợ đầu tƣ áp dụng công nghệ sạch là hợp lý và phù hợp trong điều kiện thực tế hiện nay.
Nội dung này thể hiện việc áp dụng các chính sách h trợ tài chính của chính phủ, nhƣng không máy móc theo hình thức cào bằng mà xác định đối tƣợng ƣu tiên là những t chức, hộ dân áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản. Mặt khác cơ quan quản lý nhà nƣớc của huyện tích cực thực hiện cải cách các thủ tục để giúp ngƣời áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản tiếp cận đƣợc nguồn vốn nhanh nhất, dễ dàng nhất, kịp thời huy động đƣợc nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất. UBND huyện cần có quan điểm chỉ đạo để các ngân hàng thƣơng mại trong huyện chủ động bảo lãnh hoặc UBND các xã thực hiện việc xác nhận tín chấp để các t chức, hộ nuôi thủy sản có điều kiện vay vốn và vay đƣợc nguồn vốn lớn đủ điều kiện cho áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản.
Các chính sách ƣu tiên về tài chính sẽ tạo ƣu thế cho t chức, hộ gia đình áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản trong việc huy động ngồn vốn, giảm một số chi phí trong quá trình đầu tƣ nuôi thủy sản. Trong khi đối với ngƣời nuôi thủy sản không áp dụng công nghệ sạch khó khăn trong việc tiếp cận huy động nguồn vốn, không đƣợc miễn giảm, h trợ một số chi phí trong quá trình sản xuất dẫn đến nguồn vốn ít, nên chủ yếu tập trung cho con giống, thức ăn, hầu nhƣ ngƣời nuôi ít quan tâm đến đầu tƣ cho cải tạo hạ tầng, phòng ngừa dịch bệnh, chỉ đến khi ô nhiễm môi trƣờng nuôi, dịch bệnh, cá chậm lớn, cá chết mới để ý đến việc áp dụng các biện pháp chữa trị. Thực tế nhiều hộ, khi đang nuôi thì hết vốn để đầu tƣ thức ăn, trang thiết bị, thuốc phòng bệnh…
(các chủ cửa hàng kinh doanh thì không cho chịu), do vậy phải tìm cách vay ngân hàng, tuy nhiên không có tài sản thế chấp để vay (đã thế chấp hết rồi)
nên gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn, có trƣờng hợp phải vay nóng bên ngoài với lãi xuất rất cao, hoặc tìm cách vay ngân hàng bằng mọi cách và phải chịu những chi phí không nhỏ dẫn đến chịu nhiều rủi ro trong nuôi thủy sản
Ƣu tiên đầu tƣ cho việc bảo quản sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch sản xuất. Để đảm bảo cho sản phẩm thủy sản không gặp phải rủi ro khi cung vƣợt quá cầu trong thời điểm nhất định, UBND huyện đầu tƣ hoặc thu hút đầu tƣ xây dựng các kho bảo quản với công nghệ hiện đại để thực hiện dịch vụ lƣu giữ, bảo quản sản phẩm cho ngƣời sản xuất (không chỉ riêng với bảo quản thủy sản mà kể cả nông sản khác) đây là xu hƣớng không thể không tiến tới và cần thực hiện sớm để tránh rủi ro cho ngƣời sản xuất.
Điều kiện để đảm bảo cho chính sách này đƣợc khả thi là nguồn vốn do chính sách của Chính phủ, của tỉnh h trợ, và huyện t chức thực hiện, áp dụng chính sách đó theo hƣớng ƣu tiên để đạt đƣợc mục tiêu áp dụng công nghệ sạch sản xuất thủy sản theo hƣớng bền vững. Ngoài ra UBND huyện chủ động thực hiện huy động các dự án, thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản nhất là nuôi cá lồng của huyện. Tạo hệ thống hành lang pháp lý thông thoáng, các thủ tục pháp lý công khai, minh bạch, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và ƣu đãi cao nhất cho các t chức, cá nhân đầu tƣ. Tranh thủ hiệu quả các nguồn vốn h trợ, tài trợ của quốc tế, các t chức phi chính phủ trong lĩnh vực xây dựng các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản.
Khó khăn, cản trở của chính sách này là có thể chƣa đảm bảo đúng nguyên trạng chính sách của Chính phủ, của tỉnh và có thể có t chức, cá nhân không đƣợc thụ hƣởng chính sách của Chính phủ, của tỉnh.
* Theo tác giả đây là chính sách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của huyện và thực chất đây là chính sách hƣớng tới sự phát triển bền vững. Nó tạo ƣu thế về nguồn vốn (trong điều kiện khó khăn), từ đó kích thích ngƣời nuôi hƣởng ứng và thực hiện việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản.
3.2.1.2. Ưu tiên miễn, giảm thuế và các chi phí mà tổ chức,cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ thủy sản phải nộp cho huyện đối với những người có áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất thủy sản
Chính sách miễn giảm tiền thuê mặt nƣớc cho t chức, cá nhân nuôi thủy sản có áp dụng công nghệ sạch tạo lợi thế về tài chính cho họ so với
nhóm nuôi thủy sản không áp dụng công nghệ sạch (ví dụ: miễn tiền thuê diện tích mặt nước trong 5 năm và giảm 1/2 thuế trong 3 năm tiếp theo cho các hộ có nhu cầu nuôi thủy sản áp dụng công nghệ sạch).
Miễn thuế theo lộ trình đối với các siêu thị, nhà hàng, doanh nghiệp làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm thủy sản đƣợc sản xuất theo công nghệ sạch, an toàn; miễn, giảm thuế, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu công nghệ sạch chuyển giao cho các cơ sở sản xuất thủy sản.
Bằng việc ƣu tiên miễn, giảm thuế và các chi phí liên quan đến quá trình áp dụng công nghệ sạch sản xuất thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cho các t chức, cá nhân có tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ đó. Chính sách này thể hiện sự phân biệt đối xử giữa ngƣời áp dụng công nghệ sạch với ngƣời không áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản, tạo lợi thế nhất định cho nhóm áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản đối với nhóm không áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản về giảm chi phí sản xuất, từ đó kích thích việc áp dụng công nghệ sạch trong nuôi thủy sản.
Do ngƣời nuôi thủy sản của huyện đa số có trình độ hạn chế, nhận thức chƣa đầy đủ, thƣờng có tâm lý thấy lợi mới làm, nên UBND huyện đầu tƣ làm điểm trong một hợp tác xã, để ngƣời nuôi thủy sản thấy đƣợc những ƣu điểm, hiệu quả thực sự của việc áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất thủy sản.
Điều kiện để đảm bảo cho chính sách đƣợc khả thi là rất thực tế, vì việc miễn giảm các khoản thu mà ngƣời thủy sản phải nộp thuộc thẩm quyền của tỉnh, huyện nên dễ dàng thực hiện.
Khó khăn của chính sách này là làm giảm nguồn thu ngân sách địa phƣơng. * Chính sách này, theo tác giả sẽ phát huy hiệu quả, vì đây thực sự là một dạng đầu tƣ cho phát triển bền vững, là việc đầu tƣ hợp lý cho hiệu quả cao. Do vậy áp dụng chính sách này là sẽ kích thích t chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, cung cấp cộng nghệ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm thủy sản có áp dụng công nghệ sạch, tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững của địa phƣơng.
3.2.2. Chính sách hỗ trợ các điều kiện cần thiết để khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã, hội ngành nghề sản xuất thủy sản trong huyện
Theo Luật Hợp tác xã: Hợp tác xã là t chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã; Liên hiệp hợp tác xã là t chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Theo Nghị định Số: 45/2010/NĐ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định về t chức, hoạt động và quản lý hội: Hội đƣợc đƣợc hiểu là t chức tự nguyện của công dân, t chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thƣờng xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; h trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Nghề sản xuất thuỷ sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu không có sự hợp tác, giúp đỡ nhau thì hiệu quả rất thấp, nhiều việc không thể tự một hộ gia đình làm kinh tế thuỷ sản có thể thực hiện đƣợc hoặc thực hiện kém hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Sản xuất đơn lẻ; chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên dẫn đến phát triển quá “nóng”; công tác quản lý các yếu tố đầu vào, thu mua, chế biến và tiêu thụ còn nhiều bất cập; hoạt động xúc tiến thƣơng mại chƣa đạt hiệu quả cao dẫn đến việc sản xuất không n định, ít quan tâm đ i mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch để đảm bảo phát triển bền vững. Mặt khác, trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, ngƣời nuôi thủy sản của huyện khó tiếp cận với các chính sách, cũng nhƣ các chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh, huyện triển khai thực hiện kém hiệu quả.
Muốn điều khiển đƣợc những phần tử cùng nhóm xã hội đƣợc hiệu quả, phải đƣa những phần tử đó vào hệ tống t chức để dùng chính sách của chủ thể quản lý điều khiển nhằm đạt đƣợc mục tiêu, nếu không chính sách đƣa ra dàn trải trên những phần tử khó thực hiện. Nhƣ vậy, UBND huyện đề ra chủ trƣơng khuyến khích thành lập và h trợ các điều kiện cần thiết để thành lập các t hợp tác, hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã, hội ngành nghề sản xuất thủy sản trong huyện để gắn kết các hộ nuôi thủy sản với nhau nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời nuôi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đồng thời góp phần h trợ công tác quản lý nhà nƣớc đối với nghề nuôi thủy sản ở địa phƣơng, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chính sách ấp dụng công nghệ sạch, tạo điều kiện để sản xuất thủy sản đƣợc phát triển bền vững.
3.2.3. Chính sách chủ động hỗ trợ thông tin, tư vấn tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, bồi dưỡng nhân lực cho tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ sạch nuôi thủy sản
Ngày nay, trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, việc tìm kiếm các thông tin về các kiến thức nuôi thủy sản, công nghệ tiến tiến và nhu cầu đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn, chuyển giao công nghệ là yếu tố cần thiết, quan trọng làm cho ngƣời nuôi có những kiến thức, sự hiểu biết sâu hơn từ đó kích thích tạo điều kiện cho ngƣời nuôi thủy sản xem xét, áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững, n định, tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra. Trong thực tế, ngƣời sản xuất thủy sản có nhu cầu về áp dụng công nghệ sạch nhƣng lúng túng khi tìm kiếm các thông tin và sự tƣ vấn thông tin chính xác để lựa chọn công nghệ phù hợp, áp dụng cho việc nuôi thủy sản của mình.
Do vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc ở huyện phải chủ động và chịu trách nhiệm trong t chức thực hiện h trợ thông tin, tìm kiếm công nghệ, bồi dƣỡng nhân lực cho nông dân trong hoạt động áp dụng công nghệ sạch để sản xuất thủy sản. Tạo niềm tin của ngƣời nuôi thủy sản về sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động sản xuất thủy sản, từ đó kích thích họ tìm hiểu, nâng cao nhận thức về công nghệ sạch, phát triển bền vững. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho