HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 (Trang 29 - 30)

III. PHÂN TÍCH 14 CÂU ĐẦU BÀI TÂY TIẾN (ĐOẠN 1)

2.HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

- Luận điểm 1: Thiên nhiên và con người miền Tây Bắc (4 câu đầu)

+ Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa phong phú về màu sắc, đường nét, vừa đa dạng về âm thanh

+ Hình ảnh “một đêm liên hoan văn nghệ” tưng bừng rộn rã gắn kết tình quân dân - Luận điểm 2: Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hiện lên qua tâm hồn lãng mạn của nhà thơ (4 câu tiếp theo)

+ Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng

+ Tâm hồn lãng mạn mộng mơ, vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ tài hoa DÀN Ý ĐOẠN THƠ THỨ 2 BÀI TÂY TIẾN

MỞ BÀI

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

+ Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

+ Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của Quang Dũng. Thông qua nỗi nhớ da diết chơi vơi, bài thơ tái hiện lại chặng đường hành quân đầy gian khổ với những hi sinh oanh liệt của người lính.

Mở bài mẫu: Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng sáng tác năm 1948 ở Phù Lưu

Chanh. Bằng bút pháp lãng mạn , sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, tinh hoa của hồn thơ Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ miêu tả cảnh đêm liên hoan và cảnh mộng mơ trên những con sông miền Tây.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ...

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

THÂN BÀI

Luận điểm 1: Thiên nhiên và con người miền Tây Bắc (4 câu đầu)

- Thiên nhiên và con người Tây Bắc là một thế giới hoàn toàn khác với đoạn thơ đầu. Đó là một cảnh sắc mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, đầy chất thơ, chất nhạc và hào hoa lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

+ Hình ảnh quá đỗi đẹp giữa thiên nhiên con người Tây Bắc, đó là hình ảnh giao lưu giữa các chiến sĩ hành quân và các cô gái Thái e ấp, dịu dàng và không kém phần rực rỡ

+ Họ cùng giao lưu, chuyện trò, cùng nhảy múa cho ta thấy được tình cảm quân nhân đối với những người dân và ngược lại

+ Đó là một đêm nhạc vui vẻ của những người chiến sĩ, bỏ lại đằng sau sự ác liệt của chiến tranh

+ Họ đã cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một tình đoàn kết giữa tiền tuyến và hậu phương

-> Quang Dũng đã vẽ lên những nét vẽ khỏe khoắn và đầy mê say dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn.

+ Chúng ta có thể thấy được các cô gái nơi đây có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đứng trước những chiến sĩ, đó không chỉ nói lên sự ngưỡng mộ đối với các chiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm tình cảm của các cô gái dành cho các chiến sĩ, nó được nhìn rõ qua câu thơ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp

- Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

“Người đi Mộc Châu chiều sương ấy... ...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

+ Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích.

+ Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại như một bờ tiền sử.

"Có nhớ dáng người trên độc mộc "

-> Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh rất thơ và người cũng rất tình.

=> Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT BÀI

- Khát quát lại nội dung khổ thơ thứ hai: bức tranh diễm lệ có sức hòa hợp diệu kì giữa thiên nhiên và con người.

Kết bài mẫu: Tám câu thơ của khổ hai bài thơ Tây Tiến đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Chất nhạc, chất hoạ, chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 (Trang 29 - 30)