CÁC NHÂN VẬT TRONG RỪNG XÀ NU
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong tác phẩm
"Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc.
1. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Yêu cầu của đề bài: phân tích các nhân vật trong Rừng xà nu.
- Dạng đề: phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học có định hướng (phẩm chất anh hùng)
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những câu văn, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Phương pháp lập luận chính : phân tích.
2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
- Luận điểm 2: Tình cảm quê hương đất nước sâu nặng qua thiên truyện “Rừng xà nu”
- Luận điểm 3: Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện.
3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT ANH HÙNG TRONGRỪNG XÀ NU RỪNG XÀ NU
a) Mở bài
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật như cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
b) Thân bài
* Chủ đề tác phẩm và bối cảnh trong truyện - Chủ đề
Nỗi đau riêng đến xé lòng của cá nhân và nỗi đau chung lớn lao của bản làng, dân tộc đã thôi thúc Tnú và dân làng Xô Man đồng khởi tiêu diệt quân cướp nước để tự cứu mình đồng thời cũng là góp phần giải phóng quê hương.
- Bối cảnh lịch sử
Cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ vào bãi biển Chu Lai (Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Dó đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Nam đứng dậy dủng bạo lực trả lời bạo lực. Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệp lực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù.
* Tình cảm quê hương đất nước sâu nặng qua thiên truyện “Rừng xà nu”
– Tình cảm yêu thương, gắn bó với bản làng, với núi rừng Tây Nguyên của dân làng Xô Man.
– Lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù.
– Trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. * Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện
- Cụ Mết
Cụ Mết đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ cha anh đã trải nghiệm nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi đối diện với quân thù (từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ).
+ Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thước, râu dài tới ngực và đen bóng, mắt sáng xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn.
+ Cụ là một con người trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.
+ Cách nói khác lạ : không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói được.
+ Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, cưu mang đùm bọc, tình nghĩa.
=> Cụ Mết là khuôn mẫu của người già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu nước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Anh Quyết
Anh Quyết là đại diện của Đảng, là linh hồn của cuộc chiến đấu. Anh đã đến dìu dắt, hướng dẫn dân làng Xô Man giác ngộ cách mạng.
Tnú tiêu biểu cho số phận và ý chí của dản làng. Anh hăng hái đi đầu trong phong trào đồng khởi, hiên ngang đối diện với kẻ thù, với cái chết.
+ Cuộc đời Tnú đã trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ, được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý.
+ Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trung thực, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.
+ Ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng. + Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.
=> Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.