II. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT 1 MỞ BÀI PHÂN TÍCH TNÚ
a) Luận điểm 1: Tnú – người chiến sĩ gan lì, quả cảm, gắn bó và tuyệt đối trung
thành với cách mạng
- Lúc còn bé đến khi trở thành chiến sĩ
+ Cha mẹ mất sớm, Tnú được người dân làng Xô man cưu mang, nuôi lớn. + Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm
+ Tnú từ nhỏ đã tỏ ra gan góc, táo bạo và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
● Hăng hái xung phong vào rừng bảo vệ cho bộ đội, bất chấp sự khủng bố dã man của địch.
● Khi bị kẻ địch bắt, bị tra tấn dã man, bị tra hỏi, Tnú nuốt luôn lá thư vào bụng rồi chỉ tay lên bụng mình mà nói “cộng sản ở đây này”
- Tnú khi trưởng thành và bi kịch gia đình
+ Sau thời gian 3 năm ở tù, Tnú đã vượt ngục để trở về lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc.
+ Tnú bị bắt trói, bị đốt 10 đầu ngón tay, vợ con bị giặc giết chết trước mặt + Nỗi đau trào dâng lên trong người nhưng Tnú không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”,... nén nỗi đau lại để đứng lên đánh giặc.
- Sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao
+ Còn nhỏ đã tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng “Cán bộ là Đảng, Đảng... này còn”.
+ Sau đêm kinh hoàng (vợ con bị giết), anh không bi quan mà gia nhập lực lượng giải phóng quân trả thù cho dân làng, gia đình.
+ Khi lập được chiến công, được nghỉ 1 ngày phép về thăm làng, anh đã chấp hành đúng quy định.
- Hình ảnh đôi bàn tay Tnú:
+ Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về,...
+ Bàn tay đau thương: chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù. + Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù.
+ Bàn tay báo thù: giết giặc trả thù cho Mai, cho con, cho dân làng Xô Man. + Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
=> Lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh bại kẻ thù trong Tnú đã trở thành động lực to lớn, thúc đẩy Tnú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ.