DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 (Trang 117 - 122)

NGOÀI XA

1. MỞ BÀI

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, người mở đường tài hoa và tinh anh nhất thời hậu chiến.

+ Chiếc thuyền ngoài xa (1983) in trong tập truyện cùng tên năm 1987, mang tới cho người đọc nhiều triết luận đúng đắn về cuộc sống và con người.

- Giới thiệu chung về tình huống truyện: Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình huống truyện vô cùng đặc sắc, mang lại nhiều ấn tượng suy ngẫm trong lòng bạn đọc.

2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀNNGOÀI XA NGOÀI XA

* Tình huống truyện là gì?

- Định nghĩa: Tình huống truyện là những sự kiện diễn ra trong khoảnh khắc để từ đó nhân vật xuất hiện và bộc lộ cá tính, phẩm chất và quá trình nhận thức của mình. Hay nói cách khác, tình huống truyện chính là hoàn cảnh được tác giả tạo dựng bằng một sự kiện đặc biệt để từ đó thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác giả.

- Phân loại: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. - Vai trò của tình huống truyện: góp phần xây dựng nhân vật và thể hiện ý đồ tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm.

* Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức được xây dựng để giúp nhân vật nhận thức ra một triết lí, một sự thực nào đó trong cuộc sống. - Tình huống thứ nhất: Phát hiện về nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng

+ Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ ảnh về biển cho bộ lịch năm mới.

+ Anh đã tới vùng biển từng là chiến trường cũ của mình, để thăm người bạn, để canh chụp cảnh biển.

+ Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, Phùng đã tìm được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh "chiếc thuyền lướt vó nhạt nhòa trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh" - > Cảnh đẹp ấy như "một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ".

+ Phùng đã nháy máy lia lịa để ghi lại cảnh của con thuyền ở ngoài xa ấy.

=> Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tận Mĩ. Phùng cảm giác mình đã tìm được vẻ đẹp hoàn hảo của tự nhiên, là cái đẹp đã đạt tới chân thiện mĩ trong tâm hồn con người.

- Tình huống thứ hai: Nhận thức về cảnh đời éo le

+ Khi con thuyền tiến lại gần, Phùng đã chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình, của chính những người trên con thuyền tuyệt đẹp mà Phùng vừa chụp kia.

● Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu.

● Một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách giải toả những ấm ức khổ đau.

-> Cảnh tượng ấy khiến anh thấy ngỡ ngàng, bất ngờ đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn, còn định xông vào can thiệp.

=> Phùng cay đắng nhận ra một sự thật rằng đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình. Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời. Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy.

+ Ở tòa án huyện, Phùng và Đẩu tìm cách giúp người đàn bà thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, bắt người đàn bà bỏ chồng nhưng chị ta đã van xin để toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu.

-> Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho Phùng và Đẩu “ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời: Người đàn bà xấu xí, thô kệch, rỗ mặt ấy cương quyết không chịu bỏ chồng chính vì cuộc sống éo le, bất hạnh.

=> Từ câu chuyện ấy, Phùng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những con người với vẻ ngoài xấu xí.

=> Qua hai tình huống truyện ấy, không chỉ Phùng, Đẩu mà cả người đọc dường như cũng ngộ ra được những chân lí, những vẻ đẹp vốn dĩ tiềm ẩn đằng sau những hình ảnh chân thực mà chúng ta được nhìn thấy, được chứng kiến.

* Ý nghĩa của tình huống truyện

- Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật:

+ Cái bên ngoài chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với phẩm chất bên trong

+ Không phải bao giờ cái đẹp cũng thống nhất với cái thiện, vì thế, cần phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người.

+ Trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người.

- Thể hiện một cách rõ nét nhất khả năng ứng xử, phẩm chất, tính cách của các nhân vật:

+ Người đàn bà hàng chài chịu nhiều thua thiệt, éo le của số phận nhưng vẫn ngời lên chất ngọc: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, từng trải, thấu hiểu lẽ đời, vị tha, nhân hậu, bao dung...

+ Phùng và Đẩu: là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái ác. Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức được những chân lí, những lẽ đời sâu sắc.

- Góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm + Giá trị hiện thực:

● Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình.

● Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng.

+ Giá trị nhân đạo:

● Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội.

● Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình.

3. KẾT BÀI TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

- Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện.

- Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu.

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Một trong những cách hiệu quả giúp các em dễ dàng triển khai nội dung cho bài văn đó là sử dụng sơ đồ tư duy. Các em có thể tham khảo mẫu sơ đồ tư duy phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa sau đây sau đó tự tùy chỉnh cho phù hợp với ý hiểu, mong muốn của mình.

Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa bằng sơ đồ tư duy

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách rất độc đáo, trong mỗi tác phẩm của mình ông đều lồng ghép một triết lý sống sâu sắc gửi tới người đọc của mình.

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay kể về số phận của người đàn bà vùng biển nghèo khổ lam lũ, hy sinh cho chồng cho con không than thở, oán hận

nửa lời. Một đức hy sinh nhẫn nhịn, cam chịu tới tận cùng của mọi nỗi đau làm lay động trái tim người đọc sâu sắc.

Trong truyện ngắn của mình tác giả đã tạo ra tình huống truyện vô cùng độc đáo. Anh phóng viên, nhiếp ảnh gia Phùng đi thực tế săn ảnh nghệ thuật tìm cái đẹp hoàn mỹ trong cuộc sống để làm lịch. Nhưng rồi tình cờ anh gặp được một người đàn bà tuổi trung niên, rồi phát hiện ra một bức tranh tuyệt tác đó chính là hình ảnh chiếc  thuyền ngoài xa thấp thoáng trong sương sớm, khi ẩn khi hiện, thiên nhiên hiện lên bao la trước mắt anh khiến cho anh vô cùng mừng rỡ vì tìm được tuyệt phẩm của đời mình.

Chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp biết bao, nhưng khi nó lại gần thì anh phóng viên Phùng phải chứng kiến một sự thật đau lòng, bi thương đó là hình ảnh những người nông dân lao động nghèo khổ. Họ đang làm việc một cách cực nhọc không hề hạnh phúc. Anh nghe thấy người ngư dân quát tháo vợ với những lời lẽ tức giận, căm phẫn “Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày bây giờ”.

Hình ảnh người ngư dân hiện lên khuôn mặt đỏ căng, phừng phừng tức giận lão rút chiếc thắt lưng da ngày xưa quật tới tấp vào người phụ nữ trước mặt, rồi đánh xong dường như mệt quá hắn há mồm thở hồng hộc như con lợn đói ăn, hai hàm răng nghiến lại, cứ mỗi lần vung dây lưng lên rồi quăng xuống hắn lại rít lên “mày chết đi cho ông nhờ”.

Hình ảnh người đàn bà nhẫn nhịn, chịu đựng mọi đòn roi những lời lăng nhục xỉa xói của chồng không một lời oán thán, hay cãi lại, không một sự chống cự dù là yếu ớt nhất khiến cho Phùng sững người kinh ngạc. Rồi Phùng thấy một người con trai chạy tới chỗ người đàn ông trung niên kia cướp lấy thắt lưng trong tay ông bố của mình. Nó uất ức cầm chiếc thắt lưng và vung tay mạnh quật chiếc thắt lưng da vào vùng ngực của người đàn ông trung niên - chính là bố mình để bảo vệ người đàn bà tội nghiệp là mẹ nó. Một hành động bộc phát, một tình huống nghịch lý.

Tình huống truyện của tác giả vô cùng éo le, giữa một bên là sự huyền ảo, mê đắm của cái đẹp tựa như thần tiên long lanh trong sương sớm đó chính là hình ảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi, với sự thật phũ phàng về những thân phận con người sở hữu chiếc thuyền đánh cá đó.

Những số phận bị cuộc sống ngược đãi, lam lũ không có hạnh phúc. Một tình huống truyện thật éo le, bi kịch tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Đồng thời thể hiện quan điểm của tác giả là nghệ thuật trước hết phải gắn liền với đời sống thực tế của con người. Cũng giống như nhà văn Nam Cao đã từng nói “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là sự đau khổ thoát ra từ những kiếp người lầm than”.

Một tình huống nữa khá bi kịch, độc đáo được tác giả xây dựng lên khiến người đọc không khỏi ám ảnh và suy nghĩ: Đó là người đàn bà được quan tòa mời đến nhằm giải quyết vụ việc con đánh cha và khuyên người đàn bà hãy ly dị với người chồng vũ phu hà khắc kia đi, bởi chính quyền đã nhiều lần khuyên nhủ răn đe anh ta nhưng không hề có sự cải thiện. Anh chồng vẫn thường xuyên đánh vợ rất tàn nhẫn. Tuy nhiên, người đàn bà đã giải thích, rằng đàn bà sống ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không sống như những người trên đất được. Một người đàn bà cam chịu và hiểu rõ nỗi khổ của thân phận mình, nên bà không bao giờ oán thán.

Những lời lẽ chân thành của người đàn bà kia đã giúp cho những người đại diện cho quan tòa, cho công lý công bằng trong xã hội hiểu ra nghịch lý của cuộc đời đó là “Sống ở thuyền cần phải có một người đàn ông chèo lái dù hắn tàn bạo độc ác”. Những người làm công lý luôn muốn mang tới cuộc sống tốt đẹp cho những số phận, những hoàn cảnh tăm tối, nhưng phải có giải pháp thực tế phù hợp, còn nếu giải pháp

không thỏa đáng thì lòng tốt sẽ trở thành thứ lý thuyết xa rời thực tế, xa xỉ, xa hoa mà thôi.

Thông qua tình huống truyện này khiến cho nhân vật Phùng nhận ra được bản chất thật sự của cuộc sống không thể nhìn từ bên ngoài mà phải đi sâu vào bên trong nhiều phương diện khác nhau thì mới có thể cảm nhận rõ được. Có những thứ khi nhìn từ xa ta thấy chúng rất đẹp nhưng lại gần mới hiểu được những xấu xa, đau khổ bên trong nó.

II.PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI TRONG CHIẾCTHUYỀN NGOÀI XA THUYỀN NGOÀI XA

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNGCHÀI CHÀI

1. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đầu đổi mới với nhiều cống hiến. Ông luôn có trăn trở về cuộc đời con người cũng như sứ mệnh người nghệ sĩ.

- Trước khi mất, ông đã để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình.

- Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977),... - Một số ý kiến đánh giá về Nguyễn Minh Châu:

+ "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này" (Nguyễn Khải)

+ "Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng". (Nhà phê bình Nikolai Nikulin)

2. TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư - thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

- Nội dung chính: Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người.

3. TÓM TẮT NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI

- Người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc nhất của truyện, một người phụ nữ lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh và lòng vị tha cao cả.

- Nhân vật người đàn bà hàng chài chủ yếu xuất hiện trong phát hiện thứ hai của Phùng về chiếc thuyền chài lưới và trong câu chuyện cuộc đời chị kể ở tòa án huyện. Qua đó, cuộc đời, số phận, tính cách, cảnh ngộ của chị gây xúc động, trăn trở mạnh mẽ không chỉ với tác giả mà còn với người đọc.

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w