Đo các tiêu chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng phần mềm và áp dụng đánh giá chất lượng trog của phần mềm ví điện tử omipay (Trang 43 - 47)

a) Thực hiện đo: Thực hiện các phép đo đã chọn trên sản phẩm phần mềm cần

2.6 đo các tiêu chí

Đo lường phần mềm nghĩa là thu được giá trị số cho một tiêu chí cụ thể của một sản phẩm phần mềm hoặc chương trình phần mềm có thể được tính qua chương trình chấm điểm cho chất lượng hoặc định lượng.

• Số đo (Measure): số đo cung cấp một phạm vi, số lượng, kích thước, khả năng của một tiêu chí.

• Đo (Measurement): là một hành động xác định số đo.

• Độ đo (Metric): một số đo định lượng mức độ mà 1 hệ thống, 1 thành phần, 1 quy trình có một tiêu chí nào đó

• Chỉ báo (Indicator): Một độ đo hoặc tổ hợp các độ đo cung cấp cái nhìn sâu vào bên trong qui trình, dự án hoặc sản phẩm.

Độ đo chất lượng phần mềm (Software Quality Metric): độ đo xác định một số đo định lượng về mức độ mà một phần tử có được một tiêu chí chất lượng đã cho. Một hàm mà đầu vào là dữ liệu về phần mềm và đầu ra là một giá trị số phản ánh mức độ mà phần mềm có được một tiêu chí chất lượng nào đó.

Trong mô hình ISO 9126, toàn bộ các thuộc tính chất lượng sản phẩm phần mềm được phân loại theo cấu trúc cây phân cấp gồm các đặc tính và đặc tính con. Các tiêu chí con có thể được đo lường bằng các số liệu nội bộ hoặc bằng các số liệu bên ngoài. Mối tương quan giữa các thuộc tính bên trong và các biện pháp bên ngoài không bao giờ hoàn hảo và hiệu quả của một thuộc tính bên trong nhất định đối với một biện pháp bên ngoài liên quan sẽ được xác định theo kinh nghiệm và sẽ phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể mà phần mềm được sử dụng.

Hình 2.8 Tiêu chí chất lượng, tiêu chí con và thuộc tính

Các độ đo được thể hiện thông qua các hệ số chất lượng và được chia làm hai nhóm: nhóm đo trực tiếp và nhóm đo gián tiếp (ước lượng) và các tiêu chuẩn được chia thành 3 loại sau:

Độ đo trong (các đặc trưng chức năng): Số liệu nội bộ có thể được áp dụng cho

một sản phẩm phần mềm không thể thực thi (như đặc tả hoặc mã nguồn) trong quá trình thiết kế và mã hóa. Khi phát triển phần mềm, nên đánh giá các sản phẩm trung gian bằng các số liệu nội bộ để đo lường các thuộc tính nội tại để đảm bảo rằng chất lượng trong và chất lượng bên ngoài cần sử dụng đạt được, cần đánh giá và xừ lý đảm bảo chất lượng trước khi sản phẩm phần mềm có thể thực thi. Bộ đo trong đo lường các thuộc tính bên trong hoặc chỉ ra các thuộc tính bên ngoài bằng cách phân tích các thuộc tính tĩnh của các sản phẩm phần mềm. Các phép đo của số liệu nội bộ sử dụng số hoặc tần số của các thành phần cấu thành phần mềm, ví dụ như trên các câu lệnh mã nguồn, biểu đồ kiểm soát, luồng dữ liệu và biểu diễn chuyển trạng thái

• Tính đúng đắn: phần mềm làm đúng, đủ những gì khách hàng mong muốn, thỏa

x x x X x x x x x x x x x x x x x x x X x x x x x x x x x x x x Thuộc tính Tiêu chí phụ Tiêu chí

mãn các yêu cầu đã được mô tả và có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà khách hàng đã đề ra. Và được thể hiện qua 3 độ đo: Độ đầy đủ - có đầy đủ các chức năng dã yêu cầu; Độ nhất quán - các kĩ thuật thiết kế và tư liệu, luồng dữ liệu thống nhất, nhất quán trong toàn bộ chương trình; Độ lần vết được - là khả năng theo dõi được dấu vết, luồng xử lý của một biểu diễn thiết kế.

• Tính tin tưởng được: các chức năng hoạt động một các chính xác với độ đo chính xác mong đợi, thể hiện qua 7 độ đo: độ chính xác, độ phức tạp, độ nhất quán, độ dung thứ lỗi, độ modul hóa, độ đơn giản, dễ hiểu, truy vết được.

• Tính hiệu quả: dùng nguồn lực hợp lý trong việc xây dựng phần mềm. Có 3 độ đo: độ xúc tích, độ hiệu quả thực thiện, độ dễ thao tác.

• Tính toàn vẹn: quản lý việc truy cập của người dùng không được phép và được phép truy cập tới phần mềm và dữ liệu hệ thống, được thể hiện qua 3 độ đo: Độ kiểm toán được, trang bị an toàn đầy đủ, độ an ninh.

• Tính khả dụng: dễ học, dễ hiểu để lắm vững các thao tác, đầu vào, đầu ra của chương trình rõ ràng, dễ nhớ. Được thể hiện qua 2 độ đo: độ dễ thao tác, độ đo khả năng huấn luyện.

Độ đo ngoài (khả năng đương đầu với những thay đổi): Các số liệu bên ngoài

bắt nguồn từ các biện pháp hành vi của hệ thống bằng cách kiểm tra, vận hành và quan sát phần mềm hoặc hệ thống thực thi. Cần đánh giá phần mềm bằng cách sử dụng các số liệu dựa trên các mục tiêu kinh doanh liên quan đến việc sử dụng, khai thác và quản lý sản phẩm trong một môi trường kỹ thuật và tổ chức cụ thể. Độ đo ngoài hỗ trợ đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm trong quá trình thử nghiệm hoặc vận hành.

• Tính bảo trì được: xác định được lỗi sai trong chương trình, sửa lỗi được, dễ thay thế và mở rộng. Có bốn nhiệm vụ chính: bảo trì sửa chữa, bảo trì thích nghi, bảo trì hoàn thiện, bảo trì phòng ngừa. Được đo bởi 6 độ đo: độ súc tích, độ nhất quán, trang bị an toàn đủ, độ modul hóa, độ tự cấp tài liệu, độ đơn giản và dễ hiểu.

• Tính mềm dẻo: có thể cải biên chương trình với nỗ lực chấp nhận được và được thể hiện qua 8 độ đo: độ phức tạp, độ xúc tích, độ nhất quán. độ khuếch trương được, độ khái quát, độ đo modul hóa, độ tự cấp tài liệu, độ đo đơn giản, dễ hiểu.

• Tính kiểm thử được: Đảm bảo hoạt động đúng các chức năng mô tả. Có 6 độ đo tương ứng: độ kiểm toán được, độ phức tạp, trang bị an toàn đủ, độ modul hóa, độ tự cấp tài liệu, độ đơn giảnvà dễ hiểu.

Độ đo chất lượng sử dụng (khả năng thích nghi với môi trường mới): Các số liệu

yêu cầu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng với mục tiêu hiệu quả, năng suất, an toàn và sự hài lòng trong môi trường cụ thể và trong các tình huống tác vụ người dùng cụ thể. Chất lượng sử dụng được đo lường bằng việc sử dụng phần mềm, thay vì các thuộc tính của

chính phần mềm, nó là hiệu ứng kết hợp giữa chất lượng trong và chất lượng ngoài.

• Tính khả chuyển: có thể chuyển phần mềm từ môi trường này sang môi trường khác. Được đo bởi 5 độ đo: Độ khái quái - độ rộng rãi của các ứng dụng tiềm năng của các thành phần trong chương trình; Độ độc lập với phần cứng - mức độ theo đó phần mềm tách biệt với phần cứng mà nó vận hành; Độ modul hóa; Độ tự cấp tài liệu; Độ độc lập hệ thống phần mềm - mức độ theo đó chuơng trình độc lập với ngôn ngữ lập trình, các đặc trưng của hệ điều hành và các rằng buộc môi trường chuẩn khác.

• Tính tái sử dụng: một chương trình được xây dựng ở mô-đun này có thể được dùng lại ở phần khác. Đánh giá bởi 5 độ đo: độ khái quát, độ độc lập phần cứng, độ modul hóa, độ tự cấp tài liệu, độ độc lập hệ thống phần mềm.

• Tính tích hợp: đòi hỏi khả năng ghép đôi một hệ thống vào một hệ thống khác và được thể hiện qua 4 độ đo: độ tương đồng giao tiếp, độ tương đồng dữ liệu, độ khái quát, độ đo modul hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng phần mềm và áp dụng đánh giá chất lượng trog của phần mềm ví điện tử omipay (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)