Hiện nay đàn lợn nái của trại trung bình đẻ được 2,31 lứa/năm. Số con sơ sinh trung bình là 12,45 con/lứa, số con cai sữa là 11,18 con/lứa.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, một số ít đàn được nuôi đến 24 - 26 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn giống của công ty.
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại
STT Loại lợn (con) ĐVT (con) 2019 2020 Tháng 1 - 9 Tháng 10 - 12
1 Lợn nái sinh sản Con 1.173 331 1.133
2 Lợn hậu bị Con 90 756 123
3 Lợn đực giống Con 20 29 17
4 Lợn con Con 11.655 0 22.810
Tổng Con 12.938 1.116 24.083
Qua bảng 4.1 ta thấy số lợn nái sinh sản cuối năm 2019 bị giảm xuống rất thấp do bị dịch bệnh. Đến năm 2020 sản xuất của trại đã đi vào ổn định và đang cố gắng đạt được mục tiêu trong các năm tới. Trại sản xuất và cung cấp giống lợn nên số lượng nái sinh sản và lợn con chiếm tỷ lệ cao nhất. Những nái sinh sản kém, không lên giống và thể trạng kém trại sẽ có kế hoạch loại thải hàng tháng. Ngoài ra một số lợn đực giống có chất lượng tinh kém, già cũng được loại thải và nhập lợn đực giống mới về phục vụ nguồn tinh phối giống có hiệu quả cao. Lợn hậu bị nhập về đảm bảo số lượng nái sinh sản đạt kế hoạch đề ra.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái
4.2.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái
* Khẩu phần ăn cho lợn nái
- Khẩu phần ăn cho nái chửa
Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng lợn nái chửa, cho ăn thức ăn 566F, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng nái.
Bảng 4.2. Khẩu phần ăn của lợn nái chửa
Tuần chửa Loại thức ăn
Khẩu phần ăn (kg/con/ngày đêm)
Số lần cho ăn Gầy Bình thường Béo 1 - 4 566F 2,0 - 3,0 2,2 - 2,5 2,0 1 5 - 11 566F 2,2 - 2,5 2,0 1,8 1 12 - 13 566F 2,5 - 3,5 2,2 - 3,0 2,0 - 2,5 1 14 - 15 567SF 2,5 - 3,5 2,2 - 3,0 2,0 - 2,5 1 16 (lên chuồng đẻ) 567SF 3,0 2,8 2,5 2
(Nguồn: Kỹ sư trại)
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 4 cho ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2,0- 3,0 kg/con/ngày, cho ăn một lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 5 đến tuần chửa 11 cho ăn thức ăn 566 F với tiêu chuẩn 1,8 - 2,5 kg/con/ngày, cho ăn một lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 12 đến tuần chửa 13 cho ăn thức ăn 566 F với tiêu chuẩn 2,0 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn một lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 14 đến tuần chửa 15 cho ăn thức ăn 567 SF với tiêu chuẩn 2,0 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn một lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 16 trở đi cho ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,5 - 3,0 kg/con/ngày, cho ăn hai lần trong ngày vào 7 giờ sáng và 16 giờ chiều.
Tùy vào thể trạng của lợn nái mà ta tự điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Đối với heo nái hậu bị thì lượng thức ăn sẽ ít hơn so với nái dạ và lợn nái gầy sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn.
- Khẩu phần ăn cho nái đẻ (nái nuôi con)
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và vệ sinh sát trùng. Lợn chuyển lên phải được tắm rửa, có thẻ nái kẹp ở bảng đầu mỗi ô chuồng và được ghi đầy đủ thông tin lên bảng. Thức ăn cho lợn chờ đẻ là 567SF với tiêu chuẩn 2,5 - 3,0 kg/con/ngày.
Trước ngày đẻ 3 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2,0 - 2,5 kg/con/ngày. Trước ngày đẻ 2 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 1,5 - 2,0 kg/con/ngày. Trước ngày đẻ 1 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 1,5 kg/con/ngày. Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg/con/ngày.
Sau ngày đẻ tiêu chuẩn thức ăn của lợn nái tăng lên 1kg/con/ngày Từ sau 6 ngày đẻ đến cai sữa cho lợn ăn với lượng thức ăn được tính theo công thức: 1/100P mẹ + 0,4 x số con (trong đó: P là thể trọng của lợn mẹ)
Bảng 4.3. Khẩu phần ăn của lợn nái đẻ
Giai đoạn đẻ
Khẩu phần ăn (kg/con/ngày đêm)
Số lần cho ăn Gầy Bình thường Béo Trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày 2,5 2,3 2,0 2 2 ngày 2,0 1,8 1,5 2 1 ngày 1,5 1,5 1,5 2 Ngày đẻ 1,5 1,5 1,5 2
(Nguồn: Kỹ sư trại)
Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định.
+Lợn nái chửa kỳ cuối cho ăn 2 bữa/ngày: sáng 7 giờ và chiều 16 giờ. +Nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 bữa/ngày: sáng 7 giờ, chiều 16 giờ và đêm 21 giờ.
* Lưu ý:
+Cho lợn ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chỉnh sửa liên tục theo ngày.
+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 1 - 1,5 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn....
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là những công tác quan trọng trong chăn nuôi, thực hiện tốt những công tác này đàn lợn sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh, đồng đều và hạn chế khả năng mắc một số bệnh. Nhận thức được điều đó, trong quá trình thực tập tại cơ sở em luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao trong chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn. Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.4:
Bảng 4.4. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Tháng theo dõi Lợn nái đẻ, nuôi con Lợn con
7/2020 0 0 8/2020 56 634 9/2020 56 622 10/2020 56 614 11/2020 56 640 12/2020 56 625 Tổng 280 3.135
Kết quả bảng 4.4. cho thấy trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp em đã được trại tạo điều kiện cho thực tập làm ở chuồng nái chửa sắp đẻ, nái nuôi con. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa và nái nuôi con được thực hiện theo đúng quy trình của công ty CP. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em học hỏi được rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, lượng thức ăn phù hợp cho lợn nái ở từng giai đoạn, cách nhận biết và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái của trại.
4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp
(con) Tỷ lệ (%) 7 0 0 0 0 0 8 56 55 98,21 1 1,78 9 56 55 98,21 1 1,78 10 56 54 96,43 2 3,57 11 56 56 100 0 0 12 56 53 94,64 3 5,36 Tính chung 280 273 97,5 7 2,5
Số liệu bảng 4.5. cho thấy rằng tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại khá ổn định thông qua các thông số: số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số nái đẻ bình thường và số nái đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, dao động chỉ từ 0 - 5,36%, trung bình là 2,5%.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đẻ khó, nhưng trong số lợn em theo dõi trên đa số là do bào thai quá to và một số nái đẻ lứa đầu cổ tử cung chưa giãn nở. Ngoài ra còn là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra còn do nái đẻ quá béo và chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường.
Trong quá trình đỡ đẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:
+Theo dõi ngày lợn đẻ và ghi chép lại một cách chính xác để chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ đầy đủ. Đặc biệt vào mùa đông phải chuẩn bị quây úm sớm.
+Vệ sinh lau sàn sạch sẽ để lợn con sinh ra tránh bị nhiễm khuẩn và bị bệnh. +Khi đỡ đẻ phải thực hiện thao tác nhẹ nhàng, đúng quy trình và phải vệ sinh sát trùng tay.
+Quan sát thấy lợn đẻ khó cần can thiệp sớm.
4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại
4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại
Hiện nay, an toàn sinh học trong chăn nuôi là biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc và môi trường nuôi. Trong những năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ở nước ta diễn biến rất phức tạp, các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, tai xanh,... Đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi (AFS) liên tục phát triển và lây lan nhanh chóng, vẫn chưa tìm ra vắc xin ngừa bệnh nên tình hình diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm.
Có thể thấy việc sát trùng và phòng chống bệnh rất quan trọng, nó góp phần ngăn chặn nguồn dịch bệnh lây lan trên đàn lợn nái. Bên cạnh đó nó cũng góp phần giúp môi trường trong chuồng nuôi luôn sạch sẽ giảm nguy cơ gây bệnh cho lợn con giúp đàn lợn phát triển tốt.
lập tức kỹ sư phổ biến cho toàn thể công nhân và sinh viên biết để điều chỉnh. Yêu cầu toàn thể mọi người nghiêm túc chấp hành và làm đúng vì trang trại luôn xác định tình hình hiện tại là sống chung với dịch. Chính vì vậy công tác vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm hàng đầu và có lịch thực hiện công việc cụ thể trong tuần.
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại... Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại của em.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại
STT Công việc Số lần yêu cầu (lần) Số lần thực hiện được (lần) Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 160 88,89
2 Phun sát trùng trong chuồng 320 280 87,5
3 Tổng vệ sinh 5S 20 20 100
4 Quét và rắc vôi đường đi 180 140 77,78
5 Xả vôi gầm chuồng 30 23 76,67
6 Dội vôi hành lang đường đi 10 4 40
7 Phun thuốc diệt muỗi 5 2 40
8 Vệ sinh kho thuốc, kho cám 20 20 100
Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng như sau:
+ Buổi sáng sau khi giao ca toàn thể kỹ sư, công nhân trại và sinh viên phải đi qua nhà sát trùng thứ nhất, sau đó vào nhà tắm sát trùng tắm gội sạch sẽ rồi mặc quần áo lao động của trại vào trong khu sản xuất.
+ Dẫm ủng vào hố vôi sát trùng khi bắt đầu lên chuồng.
+ Trước khi vào chuồng phải thay ủng chuyên dụng đi trong chuồng. Khi đi vào chuồng hay từ trong các chuồng đi ra em đều phải dẫm chân vào chậu sát trùng ở mỗi đầu, cuối cửa chuồng. Chậu sát trùng được thay 1 lần/ngày pha thuốc sát trùng Apa clear tỷ lệ 2,5ml/lít nước.
+ Kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi.
+ Khi giao nhận ca với ca trực đêm thì phải kiểm tra một lượt chuồng xem có lợn con bị chết do bệnh hay bị lợn mẹ đè lên không và phải ký giao bàn giao số lượng lợn con.
+ Cho lợn nái ăn, cào phân tránh lợn mẹ đè lên phân sau đó gom phân vào các bao đựng phân và quét sạch đường đi xung quanh chuồng. Nếu lợn mẹ đè lên phân thì phải tiến hành lau mông ngay.
+ Bắt nhốt lợn con vào lồng úm rồi lau sàn. + Xả gầm chuồng 1 lần/ngày.
+ Quét lối đi xung quanh chuồng sau đó rắc vôi bột. + Lau máng tập ăn cho lợn con.
+ Phun sát trùng gầm chuồng 2 lần/ngày, buổi sáng sau khi xịt gầm và buổi chiều lúc 16 giờ. Phun sát trùng bề mặt bằng thuốc sát trùng Virusnip (1kg/500 lít nước) 2 lần/ngày vào 10 giờ trưa và 14 giờ chiều.
+ Rửa máng ăn lợn nái: chuồng nái đẻ thì tiến hành rửa vào ngày thứ hai trong tuần.
+ Xả vôi gầm 2 lần/tuần. Đối với chuồng đẻ xả vôi gầm vào thứ 4 và thứ 7.
+ Vào thứ 5 hàng tuần tiến hành tổng vệ sinh toàn trại. Té nước vôi hành lang giữa các chuồng, dọn rác xung quanh trại, dọn cỏ trong khu vực sản xuất, dọn kho cám, kho thuốc,....
+ Đánh chuột 1 lần/tuần.
4.3.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại
Việc phòng bệnh bằng vắc xin được trang trại rất chú trọng và theo đúng quy trình của công ty CP. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn của trại hàng năm đạt 100% và được tiêm vào thứ 4 trong tuần.
Lợn hậu bị được nhập vào trại (khoảng 5,5 tháng tuổi), sau 1 tuần khi lợn đã ổn định trại tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh và vắc xin Crico, sau 2 tuần tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh khô thai, sau 3 tuần tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả và 4 tuần sau nhập tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và giả dại. Các tuần 5, 6, 7 sau khi nhập tiến hành tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh tai xanh, khô thai, lở mồm long móng và giả dại.
Đối với lợn nái sinh sản, sau 10 tuần mang thai tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả, sau 12 tuần mang thai tiêm vắc xin lở mồm long móng. Đối với vắc xin giả dại và vắc xin tai xanh trại tiến hành tiêm tổng đàn 4 tháng 1 lần.
Bảng 4.7. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại
Loại lợn Phòng bệnh Tên vắc xin Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Số lợn được giao tiêm (con) Số con tiêm (con) Tỷ lệ tiêm (%) Lợn nái sinh sản Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 30 30 100 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 40 40 100 Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 25 25 100
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, em được tham gia vào công tác tiêm vắc xin cho lợn nái sinh sản. Do trại có nhiều sinh viên và nhân viên học việc nên thay phiên nhau tiêm phòng cho lợn nái.
Đối với lợn nái trại tiêm vắc xin dịch tả, lở mồm long móng và giả dại. Như vậy, 100% lợn tại trại được tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định của công ty CP. Qua quá trình tiêm vắc xin cho lợn tại trại em rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân như sau: vắc xin phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 8℃, sau khi lấy vắc xin trong tủ lạnh ra phải được bảo quản trong thùng giữ lạnh. Khi tiến hành tiêm vắc xin lợn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh và sát trùng cẩn thận. Số lượng kim tiêm phải được chuẩn bị đầy đủ 1 kim cho 1 con nái. Dụng cụ tiêm phải được đựng trong khay sạch và để trong thùng đá không để trực tiếp trong thùng đá sẽ làm kim tiêm và xilanh bị nhiễm bẩn.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái tại trại