Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp
(con) Tỷ lệ (%) 7 0 0 0 0 0 8 56 55 98,21 1 1,78 9 56 55 98,21 1 1,78 10 56 54 96,43 2 3,57 11 56 56 100 0 0 12 56 53 94,64 3 5,36 Tính chung 280 273 97,5 7 2,5
Số liệu bảng 4.5. cho thấy rằng tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại khá ổn định thông qua các thông số: số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số nái đẻ bình thường và số nái đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, dao động chỉ từ 0 - 5,36%, trung bình là 2,5%.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đẻ khó, nhưng trong số lợn em theo dõi trên đa số là do bào thai quá to và một số nái đẻ lứa đầu cổ tử cung chưa giãn nở. Ngoài ra còn là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra còn do nái đẻ quá béo và chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường.
Trong quá trình đỡ đẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:
+Theo dõi ngày lợn đẻ và ghi chép lại một cách chính xác để chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ đầy đủ. Đặc biệt vào mùa đông phải chuẩn bị quây úm sớm.
+Vệ sinh lau sàn sạch sẽ để lợn con sinh ra tránh bị nhiễm khuẩn và bị bệnh. +Khi đỡ đẻ phải thực hiện thao tác nhẹ nhàng, đúng quy trình và phải vệ sinh sát trùng tay.
+Quan sát thấy lợn đẻ khó cần can thiệp sớm.