Hiện nay, an toàn sinh học trong chăn nuôi là biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc và môi trường nuôi. Trong những năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ở nước ta diễn biến rất phức tạp, các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, tai xanh,... Đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi (AFS) liên tục phát triển và lây lan nhanh chóng, vẫn chưa tìm ra vắc xin ngừa bệnh nên tình hình diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm.
Có thể thấy việc sát trùng và phòng chống bệnh rất quan trọng, nó góp phần ngăn chặn nguồn dịch bệnh lây lan trên đàn lợn nái. Bên cạnh đó nó cũng góp phần giúp môi trường trong chuồng nuôi luôn sạch sẽ giảm nguy cơ gây bệnh cho lợn con giúp đàn lợn phát triển tốt.
lập tức kỹ sư phổ biến cho toàn thể công nhân và sinh viên biết để điều chỉnh. Yêu cầu toàn thể mọi người nghiêm túc chấp hành và làm đúng vì trang trại luôn xác định tình hình hiện tại là sống chung với dịch. Chính vì vậy công tác vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm hàng đầu và có lịch thực hiện công việc cụ thể trong tuần.
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại... Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại của em.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại
STT Công việc Số lần yêu cầu (lần) Số lần thực hiện được (lần) Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 160 88,89
2 Phun sát trùng trong chuồng 320 280 87,5
3 Tổng vệ sinh 5S 20 20 100
4 Quét và rắc vôi đường đi 180 140 77,78
5 Xả vôi gầm chuồng 30 23 76,67
6 Dội vôi hành lang đường đi 10 4 40
7 Phun thuốc diệt muỗi 5 2 40
8 Vệ sinh kho thuốc, kho cám 20 20 100
Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng như sau:
+ Buổi sáng sau khi giao ca toàn thể kỹ sư, công nhân trại và sinh viên phải đi qua nhà sát trùng thứ nhất, sau đó vào nhà tắm sát trùng tắm gội sạch sẽ rồi mặc quần áo lao động của trại vào trong khu sản xuất.
+ Dẫm ủng vào hố vôi sát trùng khi bắt đầu lên chuồng.
+ Trước khi vào chuồng phải thay ủng chuyên dụng đi trong chuồng. Khi đi vào chuồng hay từ trong các chuồng đi ra em đều phải dẫm chân vào chậu sát trùng ở mỗi đầu, cuối cửa chuồng. Chậu sát trùng được thay 1 lần/ngày pha thuốc sát trùng Apa clear tỷ lệ 2,5ml/lít nước.
+ Kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi.
+ Khi giao nhận ca với ca trực đêm thì phải kiểm tra một lượt chuồng xem có lợn con bị chết do bệnh hay bị lợn mẹ đè lên không và phải ký giao bàn giao số lượng lợn con.
+ Cho lợn nái ăn, cào phân tránh lợn mẹ đè lên phân sau đó gom phân vào các bao đựng phân và quét sạch đường đi xung quanh chuồng. Nếu lợn mẹ đè lên phân thì phải tiến hành lau mông ngay.
+ Bắt nhốt lợn con vào lồng úm rồi lau sàn. + Xả gầm chuồng 1 lần/ngày.
+ Quét lối đi xung quanh chuồng sau đó rắc vôi bột. + Lau máng tập ăn cho lợn con.
+ Phun sát trùng gầm chuồng 2 lần/ngày, buổi sáng sau khi xịt gầm và buổi chiều lúc 16 giờ. Phun sát trùng bề mặt bằng thuốc sát trùng Virusnip (1kg/500 lít nước) 2 lần/ngày vào 10 giờ trưa và 14 giờ chiều.
+ Rửa máng ăn lợn nái: chuồng nái đẻ thì tiến hành rửa vào ngày thứ hai trong tuần.
+ Xả vôi gầm 2 lần/tuần. Đối với chuồng đẻ xả vôi gầm vào thứ 4 và thứ 7.
+ Vào thứ 5 hàng tuần tiến hành tổng vệ sinh toàn trại. Té nước vôi hành lang giữa các chuồng, dọn rác xung quanh trại, dọn cỏ trong khu vực sản xuất, dọn kho cám, kho thuốc,....
+ Đánh chuột 1 lần/tuần.