Kết quả thực hiện một số công tác khác

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 58)

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái, em còn tham gia vào một số công việc như: đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, bấm tai, điều trị bệnh cho lợn con, tiêm sắt cho lợn con, thiến lợn con, quản lý kho cám, kho thuốc…. Ngoài ra em còn tham gia công tác vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi.

Kết quả thực hiện một số công tác khác được trình bày ở bảng 4.10:

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện một số công tác khác

STT Công tác khác Số lượng (con) Kết quả (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ 145 145 100

2 Mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai 262 262 100

3 Điều trị tiêu chảy lợn con 85 85 100

4 Điều trị viêm phổi lợn con 45 45 100

5 Điều trị viêm khớp lợn con 20 20 100

6 Điều trị viêm rốn cho lợn con 128 128 100

6 Tiêm sắt cho lợn con 262 262 100

7 Thiến lợn con 75 75 100

Kết quả bảng 4.10 cho thấy, trong quá trình thực tập 6 tháng tại trại em đã được học hỏi rất nhiều các kỹ thuật trong quy trình chăm sóc, quản lý lợn nái sinh sản, thành thạo một số thao tác như đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn. Hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên lợn con, thời kỳ mắc bệnh và phác đồ điều trị.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại trại lợn “Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, em có một số kết luận sơ bộ về trại như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại: + Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt

+ Lợn con luôn được xuất bán thường xuyên hàng tuần.

+ Tỷ lệ lợn sơ sinh sống sau 24h trung bình là 12,45 con/lứa và tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa là 11,18 con/ lứa.

Em đã chăm sóc nuôi dưỡng 280 lợn nái, can thiệp đẻ khó 7 con, an toàn 100%. Ngoài ra em còn chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con 3135 con.

- Về công tác thú y của trại:

+ Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty chăn nuôi CP Việt Nam.

+ Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật đạt 100%.

+ Trong 6 tháng em đã thực hiện được công tác vệ sinh phòng bệnh như sau: Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 160 lần, phun sát trùng trong chuồng 280 lần, quét và rắc vôi đường đi 140 lần, xả vôi gầm chuồng 23 lần, dội vôi hành lang đường đi 4 lần; phun thuốc diệt muỗi 2 lần; tổng vệ sinh 5S toàn trại 20 lần; vệ sinh kho cám kho thuốc 20 lần.

+ Em đã thực hiện điều trị bệnh cho: 26 nái viêm tử cung tỷ lệ khỏi bệnh là 24 con đạt 92,31%, 11 nái sót nhau tỷ lệ khỏi bệnh là 9 con đạt 81,82%, 5 nái viêm vú tỷ lệ khỏi bệnh là 5 con đạt 100%. Ngoài ra em còn điều trị một số bệnh cho lợn con như tiêu chảy, viêm rốn, viêm khớp và viêm phổi.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến đề nghị nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Cần chú trọng hơn nữa công tác chẩn đoán, điều trị bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.

- Trại cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống để trong thời gian tới có thể cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm cho thị trường.

- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Phạm Hoàng Dũng (2014), Giáo

trình sản khoa gia súc, Nxb Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

3. Bilkel (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả. 4. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia

súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TpHCM.

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Dwane R.Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để

có hiệu quả, Nxb Bản đồ.

9. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

10.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm

thú y, Nxb đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Hà Nội. 13.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

14.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

15.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh

lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

18.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Phụng (2004), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

20.Pierre brouillt và Bernarrd farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Popkov (1999), Điều trị viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học Thú y, tập XII (số 5), tr. 9 - 15.

22.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9.

23.Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia

súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

24. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 14, số 3.

25. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

27.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y tập 17.

28.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt

Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29.Trekaxova A.V., Đaninko L.M., Ponomareva M.I., Gladon N.P. (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

30. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57.

31. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university.

32. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1: Rắc vôi đường đi Hình 2: Đỡ đẻ

Hình 5: Cắt đuôi lợn con Hình 6: Mài nanh cho lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)