Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách

Một phần của tài liệu Đề cương tài chính tiền tệ học viện tài chính (Trang 38 - 40)

- Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp: Bao gồm thị trường không chính thức và thị

3. Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách

- KN: Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách Nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật”

3.1 Sự cần thiết của các quỹ công ngoài ngân sách nhà nước

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân - Tạo thêm công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân

- Trợ giúp Nhà nước khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường      Đặc điểm - Chủ thế: Nhà nước

- Mục tiêu hoạt động: có mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chức năng quản lí kinh tế - xã hội của Nhà nước

- Nguồn tài chính:

 Một phần trích từ ngân sách Nhà nước

 Một phần huy động từ nguồn tài chính trong xã hội

- Cơ chế hoạt động: so với quỹ ngân sách Nhà nước cơ chế hoạt động và sử dụng quỹ tài chính công thường linh hoạt hơn. Quỹ công ngoài ngân sách chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật, quỹ công ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của luật, sự giám sát cũng ảnh hưởng tới tính linh hoạt.

- Điều kiện hình thành và tồn tại: sự ra đời và tồn tại của các quỹ công ngoài ngân sách Nhà nước tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nhà nước

3.2 Một số quỹ tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước

(1) Nhóm quỹ dự trữ Nhà nước

- Đặc điểm:

 Được tạo lập nhằm thực hiện chức năng dự trữ, đề phòng cho những rủi ro, bất trắc của nền kinh tế xã hội

 Nguồn tài chính: do ngân sách Nhà nước cấp

 Hoạt động: được quản lí theo nguyên tắc tập trung thống nhất  Được xây dựng theo kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm - Phân loại:

 Căn cứ hình thức dự trữ: o Quỹ dự trữ bằng hiện vật o Quỹ dự trữ bằng tiền  Căn cứ sự phân cấp quản lí

o Quỹ dự trữ quốc gia do Cục dự trữ quốc gia quản lí o Quỹ dự trữ của cán bộ, ngành

o Quỹ dự trữ của ngân hàng Nhà nước

(2) Nhóm quỹ thực hiện một số mục tiêu an sinh xã hội

- Đặc điểm:

 Hầu hết các khoản chi của quỹ không có khả năng thu hồi

 Là các khoản trợ cấp cho các đối tượng được hưởng lợi từ mục tiêu hoạt động của quỹ như: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế,…

   

Quỹ bảo hiểm xã hội

- KN: là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những bên tham gia Bảo hiểm xã hội (người lao động và người sử dụng lao động) hình thành 1 quỹ tiền tệ tập trung nhằm để chi trả khi họ bị tai nạn, mất khả năng lao động,…

- Huy động vốn:

 Người lao động vào người sử dụng lao động đóng góp  Hỗ trợ của Nhà nước

 Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ

 Các nguồn thu nhập khác như: tiền phạt BHXH,… - Sử dụng:

 Chi trả chế độ BHXH cho người sử dụng  Chi phí quản lí BHXH

 Chi khen thưởng

 Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ

Một phần của tài liệu Đề cương tài chính tiền tệ học viện tài chính (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)