Cảm biến áp suất ống phân phố

Một phần của tài liệu Giáo trình chuyên đề điều khiển điện, động cơ (ngành bảo trì và sửa chữa ô tô) (Trang 67 - 69)

4. KIỂM TRA CỤM VAN DẦU ĐIỀU KHIỂN PHỐI KHÍ TRỤC

3.1.2.2 Cảm biến áp suất ống phân phố

Cảm biến áp suất nhiên liệu nằm trên ống phân phối.

Hình 3.4: Cảm biến áp suất đường ống nhiên liệu

Bên trong cảm biến áp suất nhiên liệu thường có 3 chân:

+ Chân 1 (GND): Mát cảm biến + Chân 2 (Vout): Tín hiệu cảm biến

+ Chân 3 (Vcc): Dương 5V cấp cho cảm biến

Tín hiệu điện áp sẽ tăng dần nếu áp suất nhiên liệu trong ống tăng lên.

Hình 3.5: Sơ đồ mạch điện cảm biến áp suất nhiên liệu 2. Nguyên lí hoạt động:

Cảm biến áp suất nhiên liệu (FRP) được gắn trên ống phân phối nhiên liệu áp suất cao, có nhiệm vụ chuyển đổi áp lực nhiên liệu thành tín hiệu điện áp thông qua cảmbiến từ chất bán dẫn piezo và gửi về ECM.

Hình 3.6: Cấu tạo của cảm biến áp suất nhiên liệu

Khi có sự thay đổi áp suất nhiên liệu, màng ngăn của cảm biến piezo sẽ bị biến dạng. Do đó, các tín hiệu điện áp được tạo ra nhờ sự biến dạng này. Nếu áp suất nhiên liệu trong ống phân phối cao, màng ngăn sẽ bị biến dạng nhiều, do đó tạo ra tín hiệu điện áp cao. Ngược lại áp suất thấp sẽ sinh ra điện áp thấp.

ECM sẽ tính toán áp suất thực tế của nhiên liệu và điều khiển van SCV (Suction Control Valve) để tạo ra áp suất nhiên liệu hợp lí, đáp ứng các nhu cầu của người lái.

Hình 3.7: Sơ đồ mạch điện điều khiển 3. Cách kiểm tra:

* Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra: Kiểm tra điện áp:

–Khởi động động cơ và hâm nóng đến nhiệt độ làm việc bình thường. –Cho động cơ chạy ở chế độ cầm chừng.

–Nếu điện áp hiển thị khác với điện áp chuẩn thì chuyển sang bước kiểm tra mạch cảm biến. Nếu mạch này không hư thì phải thay mới cảm biến. Nếu giống với điện áp chuẩn thì:

+ Tắt máy động cơ và đợi 3 phút.

+ Công tắc máy ON (không khởi động động cơ).

+ Dùng vôn kế để đo giá trị điện áp giữa chân 1 và 2 của cảm biến FRP. + Điện áp hiển thị: 1,3– 1,8 V.

–Khi chạy không tải, áp suất phải nằm trong khoảng 25 – 35Mpa. Nếu đạp ga thì áp suất lúc đó phải tăng lên đến 100MPa.

Hình 3.8: Bảng giá trị mối liên hệ giữa nhiệt độ và điện trở

- Nếu điện áp hiển thị khác với điện áp chuẩn thì chuyển sang bước kiểm tra mạch cảm biến:

–Rút giắc của cảm biến FRP và giắc của ECM.

–Dùng Ohm kế đo thông mạch giữa chân của cảm biến (rút giắc) tương ứng với chân cảm biến trong mạch ECU:

+ Chân 1 (Mass) với Mass FRP-ECM: R ~ 0: tốt; R ~ ∞: đứt dây mass.

+ Chân 2 (tín hiệu) với chân tín hiệu FRP-ECM : R ~ 0: tốt; R ~ ∞: đứt dây tín hiệu.

+ Chân 3 (Vcc) với chân Vcc FRP-ECM: R ~ 0: tốt; R ~ ∞: đứt dây dương.

Một phần của tài liệu Giáo trình chuyên đề điều khiển điện, động cơ (ngành bảo trì và sửa chữa ô tô) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)