Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản của trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Để đánh giá tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại, em tiến hành theo dõi con lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 265 13 4,90 Viêm vú 265 3 1,13 Mất sữa 265 7 2,64

Bảng 4.11. cho thấy trong các bệnh gặp phải ở đàn lợn nái thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 4,90%, tiếp đến là mất sữa chiếm tỷ lệ 2,64% và thấp nhất là bệnh viêm vú chiếm 1,13%.

Sở dĩ tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do một số nguyên nhân sau:

+ Quá trình phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển.

+ Vệ sinh phân chưa được tốt lợn mẹ hay đè phân bẩm giúp vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung.

+ Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó tay và dụng cụ không đảm bảo vô trùng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm.

+ Quá trình chăm sóc không đúng kỹ thuật.

Ta có thể nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng có dịch nhày có thể trong đôi khi màu đục có lẫn máu, có mùi tanh, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi.

Tỷ lệ lợn mất sữa khá cao chiếm 2,64%.

+ Nguyên nhân do nội tiết tố ảnh hưởng đến sinh đẻ và tiết sữa.

+ Nguyên nhân do dinh dưỡng bao gồm thức ăn nuôi lợn nái chứa ít chất xơ, ít chất béo, thiếu vitamin E và Ca. Do thời gian mang thai cho lợn nái ăn nhiều chất carbohydrate, lợn nái quá mập. Không cung cấp đủ nước cho lợn uống.

+ Nguyên nhân do quản lý: Do lợn nái đẻ khó, can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật dễ gây viêm tử cung, Do lợn nái ít vận động…

Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm vú chiếm 1,13%. Nguyên nhân là do vú bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa... vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau sau khi sờ nắn, không tiết sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều cặn lẫn máu, sau 1 - 2 ngày thấy có mủ lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40,5ºC - 42ºC.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)