Kết quả thực hiện các công việc khác

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Quy trình đỡ đẻ

Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng đồ, khăn khô, bột lăn, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.

- Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra

ngoài nhanh chóng dùng khăn khô vuốt miệng cho lợn dễ thở và tiếp tục lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con. Sử dụng bột lăn thoa đều lên người lợn con nhằm mục đích giúp cho con vật ấm hơn, một số trường hợp lợn con bị đứt dây rốn thì phải buộc dây rốn cho lợn. Thả lợn vào lồng úm đã trải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trung bình cứ 15 - 20 phút lợn nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Trường hợp nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.

- Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn con.

Nên dùng máy mài nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành mài nanh cho 932 con lợn và tất cả đều an toàn.

 Công tác chăn sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

+ Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt Iron Dextran 20% Plus, liều 400 mg/con.

+ Lợn con 3 ngày tuổi cho uống thuốc Totrazuril 5% liều 50 mg/con phòng bệnh cầu trùng.

+ Lợn con 5 - 7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực. + Lợn con 21 ngày tuổi tiêm vắc-xin suyễn và Crico.

+ Lợn con được từ 4 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp đặc biệt cho lợn là 1912 APOLLO FEED, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp đặc biệt 1912 nhằm kích thích tính thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng.

+ Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa sớm cho lợn con có trọng lượng lớn hơn và chuyển sang chuồng cai sữa chờ xuất bán.

+ Lợn con 27 - 30 ngày tiến hành cai sữa và xuất bán lợn con.

+ Trong thời gian nuôi lợn con cần giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con.

+ Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện công việc khác

STT Nội dung công việc Số lượng (con) Tên thuốc Đường dùng thuốc Liều lượng Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Điều trị bệnh Khỏi

1.1 Tiêu chảy lợn con 617 Dufafloxacin Tiêm bắp 100 mg/20

kg TT 546 88,49

2. Công tác khác An toàn

2.1 Đỡ đẻ cho lợn

(nái) 86 86 100

2.2 Mài nanh, cắt đuôi 932 932 100

2.3 Thiến lợn con

(đực) 746 741 99,33

Bên cạnh công tác nuôi dưỡng, trong thời gian thực tập em còn tham gia vào các khâu kỹ thuật khác trên đàn lợn nái đẻ như: đỡ đẻ cho lợn, làm công tác hộ lý cho lợn con sơ sinh và thực hiện các công việc điều trị, chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn con, từ đó cũng cố thêm kiến thức và tay nghề cho bản thân.

Từ bảng 4.13. cho thấy số lợn con bị tiêu chảy trong tất cả các đàn mà em theo dõi là 617, sau khi thực hiện các công việc điều trị và hộ lý cho lợn thì số lợn con điều trị hết bệnh là 546 con, lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 88,49%. Sỡ dĩ số lợn con mắc bệnh nhiều và điều trị không dứt khoát là do sự thay đổi về thời tiết làm lợn con giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh hoặc có thể do di truyền từ lợn nái. Ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan như: điều chỉnh bóng úm không hợp lý, nhiệt độ không ổn định, lợn bị ướt do hư hỏng thiết bị hoặc do công nhân lau sàn không sạch còn bị dính nước, hoặc trong quá trình tập ăn cho lợn cám tập ăn bị ướt mà công nhân không kịp lau sạch.

Qua đó em rút được kinh nghiệm, ngoài việc điều trị kịp thời cho lợn con thì việc chăm sóc hộ lý là hết sức quan trọng và cần thiết, đây là tiền đề cho sực phát triển của lợn cũng là yếu tố điều kiện để giúp lợn có sức đề kháng tốt trước mọi nguồn bệnh và giúp cho lợn con có sức khỏe tốt, tăng trọng đạt yêu cầu.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện chuyên đề tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Em đã học tập và rút ra được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như kỹ năng giao tiếp hàng ngày, hơn nữa em còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân về kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn, và qua quá trình thực hiện em có một số kết luận như sau:

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản đàn lợn nái của trang trại, kết quả: số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,47; số con sơ sinh/lứa đạt 13,2 - 14,9 con/ổ; số con cai sữa/lứa đạt 11,1 - 12,2 con/ổ; khối lượng lợn sơ sinh trung bình đạt 1,34 kg/con, khối lượng lợn cai sữa trung bình đạt 6,72 kg/con, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn cai sữa trung bình là 7,67 kg.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái trong 6 tháng thực tập lần lượt là: bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 4,9%, bệnh mất sữa là 2,64% và thấp nhất là bệnh viêm vú chiếm 1,13%.

- Kết quả điều trị khỏi các bệnh trên đàn lợn nái sinh sản là: Bệnh mất sữa và viêm vú đạt 100%; bệnh viêm tử cung chỉ đạt 38,45%. Bệnh viêm tử cung có kết quả điều trị khỏi thấp là do lợn nái đã đẻ nhiều lứa tử cung cũng có phần ảnh hưởng từ đó trại quyết định loại thải lợn nái mà không điều trị.

- Được tham gia thực hiện các thao tác trên lợn con như: đỡ lợn đẻ, mài nanh, cắt đuôi, tiêm kháng sinh và thiến lợn đực với tỉ lệ an toàn cao (99,33% - 100 %), tiêm phòng vắc-xin đạt tỉ lệ an toàn 100%.

- Đã tham gia chăm sóc, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh cho lợn con, thực hiện điều trị bệnh tiêu chảy cho 617 con, khỏi bệnh 546 con với tỉ lệ khỏi là 88,49%.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế sản xuất tại trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Hiệp, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của bản thân em có một số đề nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất của trại cụ thể như sau:

- Về quy trình vệ sinh thú y: trại cần làm chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt hơn nhất là về người và phương tiện ra vào trại nhiều có khả năng mang mần bệnh vào trại lợn là rất lớn.

- Cần có biện pháp để ổn định công nhân làm việc, nâng cao hơn về chất lượng đời sống sinh hoạt cho công nhân.

- Trại cần đầu tư, sửa chữa chuồng trại, mua sắm thêm nhiều thiết bị mới thay thế cho các thiết bị đã cũ và hỏng.

- Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu Tiếng Việt

1. A.V.Trekaxova, L.M. Đaninko, M.I. Ponomareva, N.P. Gladon (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Barbara E.Straw (2001), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thú y, Tập XXIII (số 5), tr.51 - 56.

4. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt,

Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 29 - 35.

5. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông

nghiệp Tp. HCM.

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

8. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

9. Văn Lệ Hằng, Đạo Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm

thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, tr. 44 - 52.

13. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Thị Mến (2015), “Khảo sát khả năng suất sinh sản của heo nái lai (Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace) và sự sinh trưởng của heo con đến 60 ngày tuổi thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) ở trang trại”, Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, Số 40, Tr.15 - 22.

15. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Pierre Brouillt và Bernarrd Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi

đến hội chứng M.M.A và năng suất sinh sản heo nái, Luận án tiến sĩ

Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,

Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

20. Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Giáo trình Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.

23. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt

24. Nguyễn Thị Thuận (2010), Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tỉnh Thái Bình và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

25. Paul Hughes and James Tilton (1996), Maximissing pig production and reproduction, Campus, Hue University of Agricuture an Forestry, pp.23 - 27.

26. Smith B.B. Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state

university press, pp. 40 - 57.

27. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university,

U.K.Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik

sel,skhozyaistvennoinauki.

28. UrbanV.P., SchnurV.I., Grechukhin A.N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Đỡ đẻ cho lợn Ảnh 2: Mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn

Ảnh 3: Cho lợn uống Polycox phòng cầu trùng

Ảnh 5: Xịt gầm Ảnh 6: Xả vôi gầm

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58)