CẤU TẠO, CÔNG DỤNG CỘT NHÀ CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo khung nhà công nghiệp (Trang 38 - 40)

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 39

2.1. Cấu tạo

Cấu tạo cột thép gồm có cột thép gồm chân cột, đầu cột và thân cột

- Chân cột là bộ phận phức tạp nhất của cột thường chiếm khoảng 15% trọng lượng toàn cột và 20% công chế tạo.

- Chân cột nhận và truyền tải trọng từ cột xuống móng, liên kết với móng bằng các bulông neo.

- Thân cột gồm 2 phần: phần dưới cầu trục, phần trên cầu trục, tiết diện cột có thể là thép hình nguyên hoặc là ghép bởi các loại thép hình (U, I, L)

Tùy theo tải trọng, độ lớn của chân cột có nhiều loại

Hình 3.1. Cấu tạo cột

2.2. Công dụng

Khi thiết kế và chế tạo cột phải bảo đảm khả năng chịu lực và độ ổn định tương ứng. Vị trí liên kết giữa cột với móng và cột với kết cấu mang lực mái phải bảo đảm không bị phá hủy hoặc biến dạng quá phạm vi cho phép dưới tác dụng của tải trọng.

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 40

Trong khung nhà công nghiệp cột đóng một vai trò hết sức quan trọng là chi tiết đỡ và đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ khung nhà. Để liên kết các chi tiết khác như: giằng ngang, giằng dọc, vì kèo, tường.

2.3. Phân loại

Cột thép có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân loại:

- Theo sử dụng: có cột nhà công nghiệp, có cột nhà khung nhiều tầng.

- Theo cấu tạo có cột đặc, cột rổng, cột tiết diện không đổi, cột có tiết diện thay đổi. - Theo sơ đồ chịu lực có cột nén đúng tâm, cột nén lệch tâm, cột nén uốn.

- Tùy theo sức trục mà có:

+ Sức trục Q < 20T tiết diện thường không đổi + Sức trục Q > 20T tiết diện cột thay đổi

Cột ghép dùng trong các phân xưởng loại nặng, sức trục Q > 100T

Hình 3.2. Cột ghép

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo khung nhà công nghiệp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)