Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết của khung nhà C.N

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo khung nhà công nghiệp (Trang 94 - 101)

2. ĐỌC BẢN VẼ LẮP KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP:

2.3. Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết của khung nhà C.N

a. Cột thép

- Theo việc sử dụng cầu trục: Cột thép không có vai và cột thép có vai cột đỡ dầm cầu chạy.

- Theo tiết diện: Cột thép đặc và cột thép rỗng.

Cột thép đặc: có tiết diện không đổi hoặc thay đổi, cột có bậc hay không có bậc.

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 95

9,6m. Khi sức trục Q: 20 ÷ 75T, nên dùng cột đặc có bậc. Cột đặc thường có tiết diện chữ I hoặc chữ nhật từ thép hình hay thép bản tổ hợp lại bằng mối hàn liên tục, với kích thước tiết diện trên 400 x 1000mm.

Cột rỗng: có tiết diện rỗng, có hoặc không có bậc, bao gồm cột tổ hợp – các

thanh cùng làm việc chung, và cột phân cách – hai nhánh cột làm việc riêng. Cột rỗng được sử dụng khi kích thước tiết diện trên 400 x 1000mm. Cột tổ hợp được sử dụng khi sức trục Q >75T bằng thép bản hay thép góc. Cột phân cách được sử dụng khi sức trục Q>150T. Các thanh giằng được bố trí theo dạng dấu nhân, chéo hoặc tam giác, phụ thuộc khoảng cách giữa hai thanh trụ

a. cột một thân tiết diện đặc không đổi và thay đổi; b. cột rổng có tiết diện thay đổi; c. cột phân cách; d. các dạng tiết diện cột đặc và rổng; e. các kiểu bố trí thanh giằng

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 96

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 97

Dầm cầu chạy bằng thép được làm từ thép hình hay thép bản hàn hoặc tán. Để tăng cường độ cứng theo phương ngang, khi chiều cao dầm lớn, dầm được tăng cường các sườn đứng cách nhau 1,5m.

Chiều cao dầm,tùy theo sức trục và bước cột, có kích thước: 600 ÷ 2000mm. Khi bước cột ( B) từ 18m trở lên nên dùng loại có tiết diện rỗng kiểu giàn gián đoạn hay liên tục.

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 99

Trong nhà có cầu trục treo, dầm cầu chạy bằng thép dạng chữ I, vừa là kết cấu chịu lực, vừa là ray. Dầm được treo vào kết cấu mang lực mái. Nhịp của dầm treo là 6; 12m có khi đến 24m. Vị trí neo dầm cầu chạy vào kết cấu mang lực mái dạng giàn mái thường đặt tại vị trí mắt giàn.

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 100

c) Cấu tạo kết cấu mang lực mái bằng thép và liên kết với các kết cấu khác:

Kết cấu mang lực mái bằng thép có nhiều loại khác nhau theo hình dáng và cấu tạo. Việc lựa chọn chúng phụ thuộc yêu cầu sản xuất, giải pháp tổ chức không gian xưởng, nhịp nhà và vật liệu lợp.

Kết cấu mang lực mái bằng thép chia hai nhóm: dầm thép và giàn thép.

Dầm thép được sử dụng kinh tế nhất khi nhịp nhà đến 18m. Chúng thường có tiết diện chữ I, từ thép hình hay thép bản tổ hợp thành; có tiết diện không đổi hoặc thay đổi theo trị số mômen tác động lên dầm.

Giàn thép có nhiều loại được sử dụng khi nhịp nhà lớn hơn 18m.

Giàn thường được làm từ thép góc, các thanh giàn được liên kết với nhau qua bản mắt, bằng bu lông hoặc hàn. Thông thường các mắt giàn ở cánh trên cách nhau 3m hoặc 1,5m (hệ giàn phân nhỏ); còn ở cánh dưới - 6m.

Hiện nay, trong xây dựng công nghiệp còn sử dụng giàn làm từ ống thép. Ưu điểm của loại này là có trọng lượng nhẹ, chi phí vận chuyển không cao.

CH TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 101

a. Giàn tam giác có dây căng; b. Giàn có cánh trên tổ hợp và dây căng; c. Gàn hình cánh cung; d. Giàn cánh cong hai chiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo khung nhà công nghiệp (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)